Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1. ( 3,0 điểm)
Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước
mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Câu 2. (2.5 điểm)
Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao
nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?
Câu 3. (3,5 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)
diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là
tất yếu không? Tại sao?
Câu 4 (3.0 điểm)
Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương (1885-1896), em hãy làm rõ
những đặc điểm của phong trào này.
Câu 5. (2,0 điểm)
Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914)
của thực dân Pháp đối với nước ta.
Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước
mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Câu 2. (2.5 điểm)
Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao
nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?
Câu 3. (3,5 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)
diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là
tất yếu không? Tại sao?
Câu 4 (3.0 điểm)
Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương (1885-1896), em hãy làm rõ
những đặc điểm của phong trào này.
Câu 5. (2,0 điểm)
Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914)
của thực dân Pháp đối với nước ta.
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_van_hoa_lich_su_lop_11_nam_hoc_202.pdf
Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có hướng dẫn chấm)
- TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT Khóa ngày 11 tháng 4 năm 2023 Môn thi: Lịch sử Đ Ề CHÍNH TH ỨC (Đ ề có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. ( 3,0 điểm) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Câu 2. (2.5 điểm) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? Câu 3. (3,5 điểm) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao? Câu 4 (3.0 điểm) Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương (1885-1896), em hãy làm rõ những đặc điểm của phong trào này. Câu 5. (2,0 điểm) Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp đối với nước ta. Câu 6. (3.0 điểm) Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu. Câu 7. (3.0 điểm) a. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác những người đi trước? HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 11 Câu Ý Nội dung Điểm 1 (3.0 đ) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười 3.0 Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” 1 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại 0,5 giải phóng dân tộc” đó là nhận định đúng. 2 - Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đã giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc ( Mỗi ý địa, giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, nêu 0.5 một tấm gương sáng về giải phóng dân tộc bị áp bức. điểm) - Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin với một nhận thức mới: Phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. - Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Cách mạng tháng Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị đế quốc thực dân nô dịch. Những người yêu nước chân chính trong nhiều nước thuộc địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập dân tộc gắn kiền với chủ nghĩa xã hội. - Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. - Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập. 2 (2.5đ) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai 2.5 (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? 1 - Kết cục: 1.0 + Sự thất bại hoàn toàn của CNPX.
- + Gây hậu quả nặng nề với các nước + Dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới. 2 Thời cơ: Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu 0.75 vực. Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực Có điều kiện để áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thách thức: 0.75 Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu. Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan. Nếu không biết cách vận dụng khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lạc hậu. 3 (3.5 đ) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao? 1 * Bối cảnh lịch sử: (Mỗi ý - Quốc tế: 0.5 đ) + CNTB ở Mĩ và phương Tây đang phát triển mạnh, tham vọng mở rộng thị trường và thuộc địa lớn => nhòm ngó và xâm lược phương Đông + Phương Đông đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú: đang trong giai đoạn chế độ phong kiến khủng hoảng, lần lượt bị thôn tính. - Trong nước: + Việt Nam tuy là quốc gia độc lập nhưng chế độ phong kiến suy tàn, sự khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực + Trước nguy cơ bị xâm lược và mất nước, 1 số nho sĩ thức thời đã đưa ra các đề nghị cải cách nhưng không được chấp nhận, nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách cai trị bảo thủ, thiển cận => tiềm lực quốc gia suy yếu. 2 - Theo em, sự thất bại của phong trào này không phải là tất yếu . 0.5 - HS liên hệ tình hình Nhật Bản, Thái Lan . 0.75 4 (3.0 đ) Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương 3.0 (1885-1896), em hãy làm rõ những đặc điểm của phong trào này. 1 - Giới thiệu khái quát về phong trào Cần vương . 0.25 - Mục tiêu: phong trào là chống Pháp, chống triều đình phong 0.5 kiến đầu hàng giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ phong kiến - Lãnh đạo: khởi xướng là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, 0.5 lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa là các văn thân, sĩ phu yêu nước - Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân từ các văn 0.5 thân, sĩ phu đến nông dân và các dân tộc ít người
- - Hình thức đấu tranh của phong trào là khởi nghĩa vũ trang 0.25 - Quy mô của phong trào rộng lớn, trên cả nước nhưng chủ yếu 0.25 ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. - Tính chất: là phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến 0.75 mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc 5 (2.0 đ) Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp đối với nước ta. 1 * Tích cực: Mỗi ý - Kinh tế: bước đầu du nhập phương thức sản xuất TBCN,từng 0.5 bước phá vỡ nền kinh tế tự nhiên,tự cung tự cấp truyền thống. - Xã hội: đưa tới sự ra đời của những lực lượng xã hội mới,mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trở nên gay gắt hơn thúc đẩy phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ hơn => Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu XX. 2 * Hạn chế: - Kinh tế không biến đổi nhiều, vẫn mang nặng tính phong kiến, 0.5 đóng kín, mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp 6 (3.0 đ) Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu 3.0 (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu. 1 - Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. Mỗi ý + Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi 0.5 Pháp giành độc lập. Ông tích cực tổ chức lực lượng ở trong nước và tranh thủ sự viện trợ của bên ngoài. + Tháng 5/1904, thành lập Hội Duy tân + Từ năm 1905 đến năm 1908, tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập + Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912 thành lập Việt Nam Quang Phục Hội nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Công hoà Dân quốc Việt Nam. 2 - Đánh giá Mỗi ý + Tích cực: xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, đề ra con 0.5 đường cách mạng mới và sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập + Hạn chế: Chưa hiểu rõ bản chất của đế quốc Nhật Bản, dựa vào Nhật đánh Pháp 7 (3.0 đ) a. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu 3.0 nước? b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác những người đi trước? 1 a. Hoàn cảnh: - Thực dân Pháp đã xác lập nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam 0,5 và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tạo nên sự
- biến đổi về kinh tế, xã hội. - Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt 0,5 là phong trào yêu nước theo khuynh hướng DCTS diễn ra sôi nổi nhưng thất bại. - Cách mạng nước ta tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng bế 0,5 tắc về một đường lối cứu nước đúng đắn. - Trước sự thất bại của phong trào yêu nước,sự đàn áp bóc lột 0,5 của thực dân Pháp đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc. 2 * Điểm khác: - Người quyết định sang phương Tây tìm hiểu CNTB, trước hết 0,5 là nước Pháp - Người vừa lao đông kiếm sống, vừa nghiên cứu thực tiễn xã 1.0 hội và kinh nghiệm cách mạng các nước Người chọn con đường cách mạng vô sản theo CM Tháng Mười Nga. - Khác với các bậc tiền bối là đi ra nước ngoài để cầu viện, con 0,5 đường cứu nước của Người có sự thực tiễn, đúng đắn, khoa học. .Hết .