Kỳ thi kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022

Câu 5: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện

A. xuất hiện kết tủa trắng.                                           B. nước brom mất màu, xuất hiện kết tủa trắng.

C. nước brom mất màu, xuất hiện kết tủa vàng.      D. nước brom bị mất màu.

Câu 6: Cho 11,28 gam phenol tác dụng với 42 gam dung dịch HNO3 67,5% (H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng; hiệu suất 80%) thu được m gam axit picric (2,4,6-trinitro phenol). Giá trị m là

A. 21,984.                          B. 27,480.                          C. 42,938.                          D. 34,350.

Câu 7: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. C2H5OH.                       B. C2H6.                             C. CH3-O-CH3.                 D. C2H4.

Câu 9: Glixerol còn được dùng nhiều trong công nghiệp dệt, thuộc da do có khả năng giữ nước làm mềm da, vải, ..... Khi cho thêm glixerol vào mực in, mực viết, kem đánh răng,… sẽ giúp cho các sản phẩm đó chậm bị khô. Công thức phân tử của glixerol là

A. C3H8O.                          B. C3H8O3.                         C. C3H8O2.                         D. C3H6O3.

Câu 10: Ancol X có CTCT: CH3–CH(CH3)– CH2-CH2-OH. Tên của X theo danh pháp thay thế là

A. 3-metylbutan-2-ol.      B. 2-metylbutan-2-ol.     C. 2-metylbutan-1-ol.      D. 3-metylbutan-1-ol.

Câu 11: Ancol metylic là gây ngộ độc, tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol metylic là

A. CH3OH.                         B. C3H7OH.                       C. C3H5OH.                       D. C2H5OH.

doc 4 trang Yến Phương 23/06/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_kiem_tra_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Kỳ thi kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THPT KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2021-2022 TỔ: HÓA HỌC Môn: HÓA HỌC – KHỐI 11 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Ca=40; Fe=56; Mg=24; Cu=64; Ag=108; Al=27; N=14; Zn=65; S=32; Ni=59; Cl=35,5; S=32; Ba=137, Br=80; Ca=40; Ag=108; Mn=55; I=127. Câu 1: Có bao nhiêu ancol ứng với công thức phân tử C4H10O? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 2: Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm etan và etilen qua dung dịch brom dư thấy dung dịch mất màu và có 1,344 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % thể tích của etilen là A. 30%. B. 20%. C. 80%. D. 70%. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,25 gam hỗn hợp gồm hai 2 chất A và B (A, B đều là đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen) thu được 34,10 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là A. C6H6 và C7H8. B. C8H10 và C9H12. C. C7H8 và C8H10. D. C9H12 và C10H14. Câu 4: Hiđrocacbon thơm X có CTCT: CH3 CH3 Tên gọi của X theo danh pháp thay thế là A. 1,5 - đimetylbenzen. B. 1,4 - đimetylbenzen. C. 1,2 - đimetylbenzen. D. 1,3 - đimetylbenzen. Câu 5: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện A. xuất hiện kết tủa trắng. B. nước brom mất màu, xuất hiện kết tủa trắng. C. nước brom mất màu, xuất hiện kết tủa vàng. D. nước brom bị mất màu. Câu 6: Cho 11,28 gam phenol tác dụng với 42 gam dung dịch HNO 3 67,5% (H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng; hiệu suất 80%) thu được m gam axit picric (2,4,6-trinitro phenol). Giá trị m là A. 21,984. B. 27,480. C. 42,938. D. 34,350. Câu 7: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. C2H5OH. B. C2H6. C. CH3-O-CH3. D. C2H4. Câu 8: Công thức phân tử tổng quát của anken là A. CnH2n-2 (n 2). B. CnH2n (n 2). C. CnH2n (n 1). D. CnH2n (n 2). Câu 9: Glixerol còn được dùng nhiều trong công nghiệp dệt, thuộc da do có khả năng giữ nước làm mềm da, vải, Khi cho thêm glixerol vào mực in, mực viết, kem đánh răng, sẽ giúp cho các sản phẩm đó chậm bị khô. Công thức phân tử của glixerol là A. C3H8O. B. C3H8O3. C. C3H8O2. D. C3H6O3. Câu 10: Ancol X có CTCT: CH3–CH(CH3)– CH2-CH2- OH. Tên của X theo danh pháp thay thế là A. 3-metylbutan-2-ol. B. 2-metylbutan-2-ol. C. 2-metylbutan-1-ol. D. 3-metylbutan-1-ol. Câu 11: Ancol metylic là gây ngộ độc, tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol metylic là A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. C2H5OH. Câu 12: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
  2. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X, Y, Z Kim loại Na Sủi bọt khí không màu Y Dung dịch Br2 Kết tủa trắng Z Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Tạo dung dịch xanh lam T Khí CO2 Xuất hiện vẫn đục Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. ancol etylic, phenol, glixerol, natri phenolat. B. ancol etylic, phenol, natri phenolat, glixerol. C. phenol, ancol etylic, glixerol, natri phenolat. D. ancol etylic, glixerol, natri phenolat, phenol. Câu 13: Chất tác dụng được với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa vàng là A. ancol metylic. B. but-1-in. C. etilen. D. but-2-in. Câu 14: Phương trình hóa học nào dưới đây sai? Fe,to A. C6H6 + Br2  C6H5Br + HBr. H2SO4ñaêc B. C6H5OH + 3HNO3 đặc  C6H2(NO2)3OH + 3H2O. to C. C2H5OH + CuO  CH3-CHO + Cu + H2O. D. C2H5OH + NaOH C2H5ONa + H2O. Câu 15: Anken X có CTCT: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên gọi của X theo danh pháp thay thế là A. 3–metylbut–1–en. B. 3–metylbut–2–en. C. 3–metylpent–1–en. D. 2–metylbut–3–en. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol X (no, đơn chức, mạch hở) thu được 6,6 gam CO2 và 4,05 gam H2O. Công thức X là A. C2H5OH. B. CH3OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 17: Để nhận biết các dung dịch hoặc chất lỏng sau: glixerol, etanol và phenol có thể dùng thuốc thừ nào sau đây? A. Na, dung dịch brom. B. dung dịch brom, quỳ tím. C. dung dịch brom, Cu(OH)2. D. Cu(OH)2, quỳ tím. Câu 18: Cho hỗn hợp gồm 27,6 gam glixerol và 9,2 gam etanol tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 5,60. B. 10,08. C. 12,32. D. 11,20. Câu 19: Cho m gam phenol tác dụng với lượng vừa đủ nước brom thu được 33,1 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là A. 14,1. B. 9,4. C. 9,2. D. 18,4. Câu 20: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 36,0. B. 15,0. C. 13,5. D. 18,9. Câu 21: Cho C6H5-CH3 (toluen) lần lượt tác dụng với các chất sau: (1) dung dịch Br 2; (2) Br2 khan (Fe, 0 0 0 t ); (3) dung dịch HNO3 đặc (dung dịch H 2SO4 đặc); (4) H2 (Ni, t ); (5) O2 (t ). Số chất phản ứng được với C6H5-CH3 là A. 2, 3, 5. B. 1, 2, 5. C. 2, 3, 4. D. 2, 3, 4, 5. Câu 22: Cho 6,0 gam một ancol X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với Na dư thấy có 1,12 lit khí H2 thoát ra (đktc). Công thức phân tử của X là A. C4H8O. B. C4H10O. C. C2H6O. D. C3H8O. Câu 23: Ankan X có CTCT: CH3 CH CH2 CH3 CH3 Tên gọi của X theo danh pháp thay thế là A. 3 – metylpropan. B. 2 – metylbutan. C. 3 – metylbutan. D. 2 – metylpropan. Câu 24: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học cis-trans? A. CH3-CH=C(CH3)2. B. CH2=CH-CH3. C. CH3-CH=CH-CH3. D. CH2=C(CH3)2. Câu 25: Để nhận biết các chất lỏng hoặc dung dịch sau: benzen, stiren, phenol có thể dùng thuốc thừ nào sau đây?
  3. A. dung dịch KMnO4. B. quỳ tím. C. dung dịch brom. D. dung dịch NaOH. Câu 26: Dẫn 12,6 gam một anken X qua bình chứa dung dịch brom dư thì thấy có 48 gam brom tham gia phản ứng. Tên gọi của X là A. C2H4. B. C3H4. C. C3H6. D. C4H8. Câu 27: Phenol không có khả năng phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch NaOH. B. Kim loại Na. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch NaCl. Câu 28: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát là A. CnH2n-6 (n 6). B. CnH2n+6 (n 6). C. CnH2n-6 (n 3). D. CnH2n-6 (n 6). Câu 29: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol metylic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng ancol metylic trong hỗn hợpX là A. 5,9 gam. B. 11,2 gam. C. 14,1 gam. D. 18,8 gam. Câu 30: Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH dư vào phenol (lỏng). (2) Cho ancol metylic vào dung dịch NaOH. (3) Cho dung dịch glixerol ống nghiệm chứa Cu(OH)2. (4) Cho Na vào một lượng dư ancol etylic. (5) Thổi khí CO2 đến dư vào dung dịch C6H5ONa. Số thí nghiệm có phản ứng là A. 2. B. 1. C. 4 D. 3. Câu 31: Khi đốt cháy hoàn toàn a (mol) một ankan X cần vừa đủ V lit O2 (đktc) thu được b (mol) CO2 và c (gam) H2O. Biểu thức liên hệ đúng là 1 c c A. a c b. B. V b c. C. a 12b 2 . D. a b. 2 18 18 Câu 32: Cho clo dư tác dụng với m gam benzen (có bột Fe, đun nóng), người ta thu được 14,625 gam clobenzen với hiệu suất của phản ứng 80%. Giá trị m là A. 12,675. B. 8,112. C. 10,140. D. 20,800. Câu 33: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm glixerol và ancol etylic tác dụng hoàn toàn với Cu(OH) 2 dư thì sẽ hòa tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Khối lượng ancol etylic có trong X là A. 11,6. B. 18,4. C. 21,6. D. 9,2. Câu 34: Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Công thức phân tử ankan X là A. C3H8. B. C4H10. C. C5H12. D. C2H6. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH 4, C2H4, C2H2, C6H6 thu được 5,824 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam nước. Giá trị của m là A. 2,700. B. 3,124. C. 3,420. D. 1,890. Câu 36: Cho dãy các chất: CHC-CH=CH2; CH3-CH3; CH2=CH-CH2-OH; C6H5-OH (phenol); CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 37: Cho ba hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau: 0 (a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, t ). (b) Chất Z có đồng phân hình học. (c) Chất Z có tên gọi là but-1-in. (d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch cacbon không phân nhánh. (e) Ba chất X, Y và Z phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 theo cùng một tỉ lệ mol. (f) Chất Y có tên gọi là vinyl axetilen. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 38: Một ancol X có tỉ khối so với hiđro là 30. Công thức của X là A. CH4O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C2H6O. Câu 39: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức, mạch hở là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Cho m gam T vào bình đựng Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 5,60 lit khí (đktc) và khối lượng bình tăng 26,7 gam. Đun nóng m gam T với H 2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08
  4. mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là A. 20% và 40%. B. 40% và 30%. C. 30% và 30%. D. 50% và 20%. Câu 40: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên dưới: Một học sinh A tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Đun nóng CH3COONa (natri axetat) khan với hỗn hợp vôi tôi xút (NaOH, CaO). 0 (2). Đun ancol etylic (C2H5OH) nguyên chất với đá bọt ở 170 C. (3). Cho mẫu CaC2 (đất đèn) vào bình cầu chứa nước dư. (4). Cho mẫu Al4C3 vào bình cầu chứa nước dư. (5). Cho C6H5-CH3 (toluen) vào bình chứa hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3 đặc, sau đó lắc hỗn hợp. (6). Cho mẫu Na vào ống nghiệm khô chứa C6H5OH nóng chảy. (7). Cho dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa dung dịch C6H5ONa (natri phenolat). (8). Hấp thụ hoàn toàn khí C2H4 vào ống nghiệm chứa nước dư có xúc tác H2SO4. (9). Hấp thụ hoàn toàn khí C2H2 vào ống nghiệm chứa nước dư có xúc tác HgSO4, H2SO4. (10). Cho mẫu Na vào ống nghiệm chứa C6H6 (benzen) lỏng, nguyên chất. Số thí nghiệm có thể thu được khí X bằng hình vẽ trên là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. HẾT