Trắc nghiệm học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Phần 1 (Có đáp án)
Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:
A. Khí khổng
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào biểu bì
Lời giải:
Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).
Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:
A. Lông hút
B. Lá
C. Toàn bộ cơ thể
D. Rễ, thân, lá
Lời giải:
Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:
A. Cành
B. Lá
C. Thân
D. Rễ
Lời giải:
Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá.
B. Rễ.
C. Thân.
D. Hoa.
Lời giải:
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá
Đáp án cần chọn là: A
File đính kèm:
- trac_nghiem_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_phan_1_co_dap_an.doc
Nội dung text: Trắc nghiệm học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Phần 1 (Có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 học kì 1 có đáp án (Phần 1) Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên: A. Khí khổng B. Tế bào nội bì C. Tế bào lông hút D. Tế bào biểu bì Lời giải: Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ). Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước. Đáp án cần chọn là: C Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là: A. Lông hút B. Lá C. Toàn bộ cơ thể D. Rễ, thân, lá Lời giải: Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút. Đáp án cần chọn là: A Câu 3: Cơ quan thoát hơi nước của cây là: A. Cành B. Lá C. Thân
- D. Rễ Lời giải: Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá. Đáp án cần chọn là: B Câu 4: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây? A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa. Lời giải: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá Đáp án cần chọn là: A Câu 5: Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống 2. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác 3. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây 4. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Lời giải: Các phát biểu đúng là 1, 2, 3 Ý 4 sai vì các nguyên tố vi lượng không nhất thiết phải có mặt trong các đại phân tử hữu cơ. Đáp án cần chọn là: D
- Câu 6: Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó là A. Nguyên tố vi lượng. B. Nguyên tố đa lượng C. Nguyên tố phát sinh hữu cơ. D. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. Lời giải: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là những nguyên tố tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó Đáp án cần chọn là: D Câu 7: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây C. Từ mạch rây sang mạch gỗ D. Qua mạch gỗ Lời giải: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ Đáp án cần chọn là: D Câu 8: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua A. Mạch gỗ. B. Mạch rây C. Từ mạch rây sang mạch gỗ D. Ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây Lời giải: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ
- Đáp án cần chọn là: A Câu 9: Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển rất tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là: A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây. B. Có thể cây này đã được bón thừa kali. C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn. D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ Lời giải: Có thể cây này đã được bón thừa nitơ Đáp án cần chọn là: D Câu 10: Tác hại của thừa nitơ với cây trồng A. Tăng tổng hợp diệp lục B. Tăng diện tích lá C. Tăng khả năng kháng bệnh D. Tăng khả năng lốp đổ Lời giải: Thừa nito thường làm các cơ quan sinh dưỡng của cây phát triển mạnh dễ gây lốp, đổ Đáp án cần chọn là: D Câu 11: Quá trình phân giải prôtêin từ xác động vật, thực vật tạo thành NH3 của các vi sinh vật đất theo các bước sau: A. Axit amin → pôlipeptit → peptit → prôtêin → NH3. B. Prôtêin → pôlipeptit → peptit → axit amin → NH2 → NH3. C. Peptit → pôlipeptit → axit amin → NH3. D. Pôlipeptit → prôtêin → peptit → axit amin → NH3 Lời giải:
- Quá trình phân giải prôtêin từ xác động vật, thực vật tạo thành NH3 của các vi sinh vật đất theo các bước sau: Prôtêin → pôlipeptit → peptit → axit amin → NH2 → NH3 Đáp án cần chọn là: B Câu 12: Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ? A. Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa. B. Quá trình amôn hóa và phản nitrat hóa. C. Quá trình amôn hóa và nitrat hóa. D. Quá trình cố định đạm. Lời giải: Xác động thực vật phải trãi qua quá trình amôn hóa (tạo NH4+) và nitrat hóa (tạo NO3- ) thì cây mới sử dụng được nguồn nitơ. Đáp án cần chọn là: C Câu 13: Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5) Điều hòa không khí. Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Lời giải: Quang hợp có các vai trò (1), (2), (3), (5)
- Quang hợp không có vai trò (4) Đáp án cần chọn là: C Câu 14: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ? A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hòa không khí. Lời giải: Cân bằng nhiệt độ của môi trường không phải là vai trò của quang hợp. Đáp án cần chọn là: C Câu 15: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng A. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP. B. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. C. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH. D. Thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP. Lời giải: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Đáp án cần chọn là: B Câu 16: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất? A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.
- D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. Lời giải: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Đáp án cần chọn là: B Câu 17: Pha sáng của quá trình quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các A. liên kết hoá học trong ATP. B. liên kết hoá học trong ATP và NADPH. C. liên kết hoá học trong NADPH. D. liên kết hoá học trong ATP, NADPH và C6H12O6. Lời giải: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được tích luỹ dưới dạng liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Đáp án cần chọn là: B Câu 18: Pha sáng là gì? A. Là pha cố định CO2. B. Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. C. Là pha chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng ánh sáng D. Là pha diễn ra trong điều kiện thiếu ánh sáng Lời giải: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Đáp án cần chọn là: B Câu 19: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp A. Lớn hơn cường độ hô hấp.
- B. Cân bằng với cường độ hô hấp. C. Nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. Lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Lời giải: Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng (tối thiểu) mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. Đáp án cần chọn là: B Câu 20: Điểm bù ánh sáng là A. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường dộ quang hợp và hô hấp bằng nhau. C. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhò hơn cường độ hò hấp. D. Cường độ ánh sáng mà tại dó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Lời giải: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp. Đáp án cần chọn là: B Câu 21: Quang hợp quyết định khoảng A. 90 - 95% năng suất của cây trồng. B. 80 - 85% năng suất của cây trồng. C. 60 - 65% năng suất của cây trồng D. 70 - 75% năng suất của cây trồng. Lời giải: Quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Đáp án cần chọn là: A Câu 22: Năng suất cây trồng tỉ lệ thuận với A.Cường độ quang hợp B. Cường độ hô hấp sáng
- C. Điểm bù ánh sáng D. Điểm bù CO2 Lời giải: Quang hợp quyết định năng suất cây trồng nên cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với năng suất cây trồng. Đáp án cần chọn là: A Câu 23: Hô hấp là quá trình A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Lời giải: Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP. Đáp án cần chọn là: A Câu 24: Quá trình hô hấp ở thực vật là: A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật. C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể. D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng Lời giải:
- Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP. Đáp án cần chọn là: D Câu 25: Tiêu hoá là: A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể. B. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể D. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. Lời giải: Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. Đáp án cần chọn là: D Câu 26: Tiêu hóa là gì: A. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ B. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể. C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Lời giải: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Đáp án cần chọn là: D Câu 27: Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ: A. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật. B. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu.
- C. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật. D. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành Lời giải: Các động vật ăn thực vật có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong bộ máy tiêu hóa của mình, lượng prôtêin được hấp thụ từ hoạt động và cơ thể của các vi sinh vật này. Đáp án cần chọn là: A Câu 28: Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật: A. Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn. B. Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật. C. Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật. D. Cả A, B và C Lời giải: Các động vật ăn thực vật có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong bộ máy tiêu hóa của mình, lượng prôtêin được hấp thụ từ hoạt động và cơ thể của các vi sinh vật này. Đáp án cần chọn là: C Câu 29: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. Lời giải: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. Đáp án cần chọn là: A Câu 30: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào? A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Lời giải: Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. Đáp án cần chọn là: B Câu 31: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được? A. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào. C. Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. D. Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Lời giải: Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. Đáp án cần chọn là: A Câu 32: Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của A. dạ dày B. thực quản C. ruột non D. ruột già Lời giải: Diều được hình thành từ thực quản là nơi trữ thức ăn và làm mềm thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày. Đáp án cần chọn là: B
- Câu 33: Hô hấp ngoài là: A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang. B. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể. C. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi. D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang Lời giải: Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang Đáp án cần chọn là: D Câu 34: Trao đổi khí ở phổi thực chất là A. Sự hô hấp trong B. Quá trình hô hấp nội bào C. Sự hô hấp ngoài D. Quá trình thải khí độc Lời giải: Sự trao đổi khí ở phổi là quá trình hô hấp ngoài, là sự trao đổi giữa môi trường và cơ thể. Đáp án cần chọn là: C Câu 35: Hệ tuần hoàn bao gồm A. Tim B. Hệ thống mạch máu C. Dịch tuần hoàn D. Cả ba ý trên Lời giải:
- Hệ tuần hoàn bào gồm: Dịch tuần hoàn, Tim và hệ thống mạch máu Đáp án cần chọn là: D Câu 36: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận : A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn B. hồng cầu C. máu và nước mô D. bạch cầu Lời giải: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận : tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn Đáp án cần chọn là: A Câu 37: Tính tự động của tim A. Nhịp tim. B. Tính tự động của tim. C. Chu kì tim. D. Huyết áp. Lời giải: Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. Đáp án cần chọn là: B Câu 38: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là : A. Do hệ dẫn truyền tim B. Do tim C. Do mạch máu D. Do huyết áp Lời giải: Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.
- Đáp án cần chọn là: A Câu 39: Cân bằng nội môi là: A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan. Lời giải: Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể. Đáp án cần chọn là: C Câu 40: Cân bằng nội môi là: A. Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể B. Tỉ lệ hấp thụ và thải các chất khoáng được cân bằng. C. Trường hợp trong môi trường cơ thể có tốc độ đồng hóa và dị hóa bằng nhau D. Trường hợp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong cơ thể. Lời giải: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong của cơ thể: VD: duy trì ổn đinh áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH Đáp án cần chọn là: D