Trắc nghiệm học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Phần 2 (Có đáp án)

Câu 1: Ứng động là

A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng

B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định

Lời giải:

Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Một ứng động diễn ra ở cây là do

A. Tác nhân kích thích một phía

B. Tác nhân kích thích không định hướng

C. Tác nhân kích thích định hướng

D. Tác nhân kích thích của môi trường.

Lời giải:

Tác nhân kích thích của ứng động là các tác nhân không định hướng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Ở động vật, cảm ứng là:

A. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

B. Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể.

C. Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

D. A và B đúng.

Lời giải:

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Đáp án cần chọn là: A

doc 15 trang Yến Phương 03/07/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Phần 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_phan_2_co_dap_an.doc

Nội dung text: Trắc nghiệm học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Phần 2 (Có đáp án)

  1. Trắc nghiệm Sinh Học 11 học kì 1 có đáp án (Phần 2) Câu 1: Ứng động là A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định Lời giải: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Đáp án cần chọn là: A Câu 2: Một ứng động diễn ra ở cây là do A. Tác nhân kích thích một phía B. Tác nhân kích thích không định hướng C. Tác nhân kích thích định hướng D. Tác nhân kích thích của môi trường. Lời giải: Tác nhân kích thích của ứng động là các tác nhân không định hướng. Đáp án cần chọn là: B Câu 3: Ở động vật, cảm ứng là: A. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển. B. Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể. C. Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường. D. A và B đúng. Lời giải:
  2. Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Đáp án cần chọn là: A Câu 4: Cảm ứng ở động vật là ? A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển D. Phản ứng lại các kích thích vô định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển Lời giải: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Đáp án cần chọn là: B Câu 5: Đặc điểm cảm ứng ở động vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy B. chậm, khó nhận thấy C. nhanh, khó nhận thấy D. chậm, dễ nhận thấy Lời giải: Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng. Đáp án cần chọn là: A Câu 6: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào ? A. Diễn ra chậm hơn nhiều B. Diễn ra nhanh hơn C. Diễn ra ngang bằng
  3. D. Diễn ra chậm hơn một chút Lời giải: Tốc độ cảm ứng ở động vật nhanh hơn tốc độ cảm ứng ở thực vật Đáp án cần chọn là: B Câu 7: Tính cảm ứng ở động vật đơn bào xảy ra nhờ: A. Trạng thái co rút của nguyên sinh chất. B. Hoạt động của hệ thẩn kinh. C. Hoạt động của thể dịch. D. Hệ thống nước mô bao quanh tế bào. Lời giải: Động vật đơn bào cảm ứng nhờ sự co rút của chất nguyên sinh Đáp án cần chọn là: A Câu 8: Hệ thần kinh dạng ống có ở A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú B. Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú C. Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú D. Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú Lời giải: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú Đáp án cần chọn là: A Câu 9: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
  4. Lời giải: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật bậc cao: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Đáp án cần chọn là: A Câu 10: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Lời giải: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật bậc cao: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Đáp án cần chọn là: A Câu 11: Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào: (1) Não (2) Hạch thần kinh (3) Tủy sống (4) Dây thần kinh A. (1),(2),(4) B. (1),(3) C. (1),(2),(3),(4) D. (1),(3),(4) Lời giải: Hệ thần kinh dạng ống gồm có: + Bộ phận TK trung ương: não; tủy sống + Bộ phận TK ngoại biên: dây thần kinh; hạch thần kinh. Đáp án cần chọn là: C Câu 12: Hệ thần kinh ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt là A. Não và tuỷ sống.
  5. B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, C. Não và thần kinh ngoại biên. D. Tủy sống và thần kinh ngoại biên. Lời giải: Hệ thần kinh dạng ống có 2 phần là thần kinh trung ương (não và tuỷ sống), thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh) Đáp án cần chọn là: B Câu 13: Hệ thần kinh dạng ống có ở A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú B. Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú C. Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú D. Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú Lời giải: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú Đáp án cần chọn là: A Câu 14: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Lời giải: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật bậc cao: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Đáp án cần chọn là: A Câu 15: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
  6. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Lời giải: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật bậc cao: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Đáp án cần chọn là: A Câu 16: Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào: (1) Não (2) Hạch thần kinh (3) Tủy sống (4) Dây thần kinh A. (1),(2),(4) B. (1),(3) C. (1),(2),(3),(4) D. (1),(3),(4) Lời giải: Hệ thần kinh dạng ống gồm có: + Bộ phận TK trung ương: não; tủy sống + Bộ phận TK ngoại biên: dây thần kinh; hạch thần kinh. Đáp án cần chọn là: C Câu 17: Điện sinh học là: A. khả năng tích điện của tế bào. B. khả năng truyền điện của tế bào. C. khả năng phát điện của tế bào. D. chứa các loại điện khác nhau. Lời giải: Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. Đáp án cần chọn là: A
  7. Câu 18: Khả năng tích điện của tế bào, cơ thể là: A. Điện thế hoạt động. B. Lưỡng cực. C. Điện sinh học. D. Điện từ trường. Lời giải: Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. Đáp án cần chọn là: C Câu 19: Điện thế nghỉ hay điện tĩnh của nơron là: A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi. B. Sự phân cực của tế bào, ngoài màng mang điện tích âm, trong màng mang điện tích dương C. Điện thế lúc tê bào ở trạng thái nghỉ, trong và ngoài màng tế bào đều mang điện tích âm. D. Điện màng tế bào đang ở trạng thái phân cực, mang điện tích trái dấu. Lời giải: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích). Đáp án cần chọn là: A Câu 20: Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng lúc tế bào không bị kích thích không phải là A. điện nghỉ. B. điện màng, C. điện tĩnh. D. điện động. Lời giải: Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng lúc tế bào không bị kích thích là điện thế nghỉ, không phải điện động.
  8. Đáp án cần chọn là: D Câu 21: Nguyên nhân nào gây ra điện thế hoạt động của nơron? A. Do sự khử cực, đảo cực rồi tái phân cực của tế bào thần kinh. B. Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng nơron dẫn đến trao đổi ion Na+ và K+ qua màng C. Do tác nhân kích thích nơron quá mạnh. D. Do sự lan truyền hưng phấn của xung động thần kinh. Lời giải: Điện động xuất hiện do tính thấm của màng nơron thay đổi, dẫn đến trao đổi Na+ và K+ qua màng. Đáp án cần chọn là: B Câu 22: Điện thế hoạt động là điện thế phát sinh khi : A. Tế bào bị kích thích B. Tế bào bị kích thích tới ngưỡng C. Tế bào bị kích thích hoặc ức chế D. Tế bào được kích hoạt bởi xung thần kinh Lời giải: Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh ( tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron nơi bị kích thích thay đổi làm xuất hiện điện thế hoạt động. Đáp án cần chọn là: B Câu 23: Một kích thích khi nào thì lằm thay đổi tính thấm của màng nơron? A. Dưới ngưỡng. B. Vượt ngưỡng. C. Mọi kích thích đều làm thay đổi tính thấm của màng. D. Ở đầu sợi trục của nơron. Lời giải:
  9. Kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi tính thấm của màng nơron mặc dù ngưỡng kích thích rất thấp. Đáp án cần chọn là: B Câu 24: “Một kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi (1) của màng nơron”. (1) là? A. Tính thấm. B. Điện tích. C. Cấu trúc. D. Tính khảm lỏng. Lời giải: Kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi tính thấm của màng nơron mặc dù ngưỡng kích thích rất thấp. Đáp án cần chọn là: A Câu 25: Xináp là: A. Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng. B. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác. C. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau. D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh. Lời giải: Xináp là nơi tiếp xúc của chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng. Đáp án cần chọn là: A Câu 26: Xináp là diện tiếp xúc giữa A. các tế bào ở cạnh nhau B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến C. tế bào thần kinh với tế bào cơ
  10. D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến, ) Lời giải: Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác(tế bào cơ, tế bào tuyến, ) Đáp án cần chọn là: D Câu 27: Xinap cấu tạo gồm các bộ phận A. Xináp hóa học và xinap điện B. khe xináp, cúc xinap, màng xinap C. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap D. màng sau, màng giữa và màng trước xinap Lời giải: Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận: chùy xinap, khe xinap, màng sau xinap Đáp án cần chọn là: C Câu 28: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có: A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap Lời giải: 1 xinap cơ bản gồm có :Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap (vì xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác) Đáp án cần chọn là: C Câu 29: Tập tính động vật là: A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển. B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
  11. C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ. D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ. Lời giải: Tập tính của động vật là: Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển Đáp án cần chọn là: A Câu 30: Tập tính động vật là: A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Lời giải: Tập tính động vật là: Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Đáp án cần chọn là: D Câu 31: Tập tính ở động vật được chia thành các loại A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp. B. bẩm sinh, hỗn hợp C. học được, hỗn hợp. D. tự nhiên, nhân tạo Lời giải: Tập tính ở động vật được chia thành: Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có Tập tính học được: phải qua học tập mới có
  12. Tập tính hỗn hợp: kết hợp của 2 loại trên Đáp án cần chọn là: A Câu 32: Ý nào không phải một phân loại của tập tính? A. Tập tính bẩm sinh B. Tập tính học được. C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được) D. Tập tính nhất thời. Lời giải: Tập tính ở động vật được chia thành: Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có Tập tính học được: phải qua học tập mới có Tập tính hỗn hợp: kết hợp của 2 loại trên Đáp án cần chọn là: D Câu 33: Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn A. một số ít là tập tính bẩm sinh B. phần lớn là tập tính học được C. phần lớn là tập tính bẩm sinh D. là tập tính học được Lời giải: Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn phần lớn là tập tính bẩm sinh Đáp án cần chọn là: C Câu 34: Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn A. phần lớn là tập tính bẩm sinh B. phần lớn là tập tính học được C. một số ít là tập tính bẩm sinh
  13. D. là tập tính học được Lời giải: Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn phần lớn là tập tính học được. Đáp án cần chọn là: B Câu 35: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa A. những cá thể cùng loài B. những cá thể khác loài C. những cá thể cùng lứa trong loài D. con với bố mẹ Lời giải: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa những cá thể cùng loài. Đáp án cần chọn là: A Câu 36: Những cá thể nào thì có tập tính bảo vệ lãnh thổ? A. những cá thể khác loài B. những cá thể cùng loài C. những sống trong cùng một khu vực D. vật ăn thịt Lời giải: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa những cá thể cùng loài. Đáp án cần chọn là: B Câu 37: Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm: 1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi. 2. Mang tính bản năng. 3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống. 4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).
  14. A. 4 B. 1,2 C. 3 D. 3,4 Lời giải: Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính bẩm sinh không thay đổi theo hoàn cảnh sống Đáp án cần chọn là: C Câu 38: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh? A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thẻ. B. Rất bền vững và không thay đổi. C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định. D. Do kiểu gen quy định. Lời giải: Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính bẩm sinh không thay đổi theo hoàn cảnh sống Đáp án cần chọn là: A Câu 39: Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do A. Chim Robin chỉ nhận biết được màu đỏ trong số các màu tự nhiên B. Chúng chỉ có phản ứng với những cá thể giống mình C. Màu đỏ ở ngực chim lạ là dấu hiệu khiêu kích đối với chúng D. Những con chim có ngực đỏ thường là những con khỏe mạnh nên được nhiều chim mái lựa Lời giải:
  15. Tập tính bảo vệ lãnh thổ phản ánh mối quan hệ cùng loài, con chim Robin chỉ tấn công các con cùng loài, giống với nó. Đáp án cần chọn là: B Câu 40: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính: A. kiếm ăn. B. sinh sản. C. di cư. D. bảo vệ lãnh thổ. Lời giải: Tập tính bảo vệ lãnh thổ phản ánh mối quan hệ cùng loài, Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác cùng loài. Đáp án cần chọn là: D