10 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...

(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)

 

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của Facebook đối với giới trẻ ngày nay.

Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản.

docx 40 trang Yến Phương 27/06/2023 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_co.docx

Nội dung text: 10 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi số 1) I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn[ ]. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn chúng ta. (Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008, trang 68) Câu 1. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm) Câu 2. Viết đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) làm rõ ý: “Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn”. (2.0 điểm) Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. (1.0 điểm)
  2. Câu 4. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó. (1.0 điểm) II. Làm văn (5.0 điểm) Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ. ĐÁP ÁN NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU 5.0 1. Văn bản gửi đến thông điệp: - Đừng để tâm hồn trở nên già nua. 1.0 - Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, lạc quan, can đảm, yêu thương. 2. Viết đoạn văn * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh theo lối diễn dịch, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề. * Yêu cầu về kiến thức: 0.5 - Giải thích: Câu nói bàn về những biểu hiện của tuổi trẻ. 1.5 - Bàn luận: + Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát: sống dũng cảm, dám nói, dám làm, thể hiện bản lĩnh cá nhân. + Tuổi trẻ thể hiện ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn: sống tích cực, nhiệt huyết, luôn muốn thử thách bản thân, tìm kiếm điều mới mẻ.
  3. - Bài học: Hãy sống dũng cảm và nhiệt huyết để không phí hoài tuổi trẻ và đời người. Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; Giáo viên linh hoạt trong đánh giá. 3. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. 0.5 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5 - Phong cách ngôn ngữ chính luận 4. Từ chuyển nghĩa - Từ “vết nhăn” được dùng theo nghĩa chuyển. 0.5 - Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn 0.5 II. LÀM VĂN: Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ 5.0 Thương vợ a. 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển 0.5 khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm sự của Trần Tế Xương gửi gắm 0.5 trong bài thơ “Thương vợ” 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu 3.0 sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm “Thương vợ”, vấn đề nghị luận: Tâm sự của nhà thơ, dẫn thơ. 0.5 - Cảm nhận tâm sự của Tú Xương: 2.0 + Thấu hiểu, yêu thương, quý trọng, tri ân vợ 0.5 + Tự trách mình, nhận ra sự bất lực của bản thân trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
  4. + Chửi đời, lên án xã hội bạc bẽo, bất công. - - Đánh giá: + Lời thơ giản dị, sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng, sử dụng sáng tạo thi liệu dân gian. + Tấm lòng sâu nặng với vợ, nhân cách cao đẹp và thái độ bất mãn trước thời đại của Tú Xương. c. 4. Sáng tạo - Liên hệ tác phẩm khác 0.5 - Ý mới mẻ, sâu sắc d. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi số 2) Câu 1. (7,0 điểm) Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.
  5. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây: “ Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” (Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm) a. Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm) b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm) c. Tư thế “ Ghé chiếu” của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1. (7,0 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. - Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ
  6. Câu 2: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng ) Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản . Câu 4: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ? PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm) Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên. HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1: Viết tiếp lời thầy: Nói về lòng tự tin , dám đối đầu với thử thách để biến ước mơ thành sự thật ( viết không quá 4 dòng) Câu 2: Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học: “ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công. Câu 3: Phương thức biểu đạt : tự sự Câu 4: Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó.
  7. Phần II: Làm văn (6đ) Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương sâu sắc. - Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện. Khái quát về hai đứa trẻ trong truyện ngắn: - Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của Liên. - Cũng giống như những người dân nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đó bị bóng tối che khuất cuộc đời. + Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. + Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm, hai chị em Liên đã chờ đợi chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa: - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. + Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. + Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của con người.
  8. Đánh giá: - Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. + Thể hiện khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả những xúc động, những biến thái mơ hồ, mong manh tinh tế trong tâm hồn con người. + Nhân vật hầu như ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. - Hai đứa trẻ thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong lòng người đọc - Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, ngòi bút Thạch Lam vẫn biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người. Điều đó chứng tỏ Thạch Lam là một tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân hậu với con người.
  9. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi số 8) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó
  10. bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam) Câu 1: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó. Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên. Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó? Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 5: Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì? Phần II. Làm văn (6 điểm) Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. ĐÁP ÁN Đáp án và thang điểm Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc. Câu 2: BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê. Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu
  11. thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con]. Câu 4: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê. Câu 5: VB sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê. Phần II: Làm văn (6đ) * Giới thiệu chung: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. * Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu - Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền. - Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
  12. Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". => Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương. 2/ Đức tính cao đẹp của bà Tú. - Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu, Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng. - Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp: Năm nắng mười mưa dám quản công. Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa. 3/ Ý nghĩa lời "chửi" trong hai câu thơ cuối Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.
  13. Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ. 4/ Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ - Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau. - Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ. * Đánh giá : - Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không". - Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: + Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. + Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp. HẾT
  14. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi số 9) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn. Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn? PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm) Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
  15. “ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua ” Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên? ĐÁP ÁN Gợi ý Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1 Điểm giống nhau về cách lập luận: + Lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. Câu 2: Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó. Câu 3 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận - Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn” Phần II: Làm văn (6đ) Mở bài : - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nêu vị trí chi tiết “ cái lò gạch bỏ không” là một ám ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam Cao. - Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm triết lý của nhà văn (Dẫn chứng- Phân tích)
  16. - Nếu không thay đổi thực tại, sẽ tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát của con người, sẽ có một Chí Phèo con ra đời, thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang (Dẫn chứng- Phân tích) - Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn. (Dẫn chứng- Phân tích) - Cái chết của Chí Phèo: bi kịch bị đẩy đến đường cùng của con người, phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Đó là kết cục tất yếu cho những con người muốn làm lại cuộc đời như Chí Phèo. (Dẫn chứng- Phân tích) Kết bài: * Đánh giá chung: - Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo + Không né tránh những mặt xấu của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả + Miêu tả c/s con người lưu manh, tha hóa, nhà văn luôn có cái nhìn đau đáu, lo lắng và day dứt cho số phận con người + Cố gắng tìm ra “con người trong con người”, khơi dậy những nét nhân văn, nhân bản nhất từ những con người ở đáy cùng xã hội. - Hạn chế: Cái chết của Chí Phèo là sự bế tắc, quẩn quanh đến cùng cực, nhà văn chưa tìm ra lối thoát trước hiện thực tăm tối.
  17. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi số 10) I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.” (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục) 1) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (1,0 điểm) 2) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai ? (1,0 điểm) 3) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. ĐÁP ÁN
  18. Phần Đáp án Điểm 1/ Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? Những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: - Liệt kê những danh vị, chức vụ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại tướng, Phủ doãn. 1,0 - Điệp từ “khi” - Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào của tác gỉa vì ông đã tạo dựng được một sự nghiệp lẫy lừng, hơn đời. Đọc hiểu 2/ Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Văn bản trên được trích trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. 1,0 3/ Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan? Biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn1,0 ra làm quan vì đó là cách tốt nhất giúp ông thể hiện tài năng và thực hiện lí tưởng (trí quân trạch dân) của mình. Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ 7,0 1/ Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, phân tích hình ảnh một Làm văn nhân vật trong tác phẩm thơ - Bài có bố cục 3 phần rõ rệt; diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. 2/ Yêu cầu về kiến thức:
  19. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau: a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5 b/ Thân bài * Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ: - Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai. (Học sinh phân tích hai câu đề và hai câu thực để thấy được công việc làm ăn nhọc nhằn, vất vả, đầy hiểm nguy và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đương để mưu sinh) - Hình ảnh người phụ nữ với số kiếp vất vả và món nợ tình phải trả trong cuộc đời. (Học sinh phân tích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, thành ngữ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa để thấy được 4,0 điều đó) - Hình ảnh người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: Chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, trọn vẹn trách nhiệm làm vợ làm mẹ; cam chịu, chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết.(Học sinh phân tích các từ ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công để thấy được đức hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú. * Nhận xét, đánh giá: - Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ Trần Tế Xương nên rất khách quan, sinh động. Tú Xương đã khắc hoạ hình 2,0 tượng người vợ của mình bằng sự thấu hiểu, lòng yêu thương chân thành, sâu sắc và bằng cả tài năng của một người nghệ sĩ tài hoa.
  20. - Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời trung đại, tiếp nối đề tài quen thuộc của văn học dân gian và trở thành tiền đề để đề tài này tiếp tục phát triển trong văn học hiện đại. c/ Kết bài: Khẳng định hình ảnh bà Tú là một hình ảnh đẹp, để lại trong 0,5 lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam. - Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Lưu ý - Giáo viên cần vận dụng linh hoạt biểu điểm cho phù hợp với thực tế làm bài của học sinh.