10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
(Chí Phèo - Nam Cao)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,75đ): Chí Phèo đã từng mơ ước những gì?
Câu 3 (1,75đ): Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến Chí Phèo tha hóa biến chất?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu nói: Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn.
Câu 2 (5đ): Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
File đính kèm:
- 10_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: 10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 1 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. (Chí Phèo - Nam Cao) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75đ): Chí Phèo đã từng mơ ước những gì? Câu 3 (1,75đ): Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến Chí Phèo tha hóa biến chất? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu nói: Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn. Câu 2 (5đ): Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cooc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng với một nhà có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân, trên mép và cằm đều rủ râu ria, hoặc dài hoặc
- ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng. Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trong câu chuyện trên tề tựu vì sự kiện gì? Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Nêu nhận xét của anh/chị về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 3 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. (Chí Phèo - Nam Cao) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75đ): Chí Phèo đã từng mơ ước những gì? Câu 3 (1,75đ): Theo anh/chị, nguyên nhân nào khiến Chí Phèo tha hóa biến chất?
- II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Câu 2 (5đ): Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 4 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.
- Câu 2 (5đ): Phân tích "tiếng chửi của Chí Phèo" trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 5 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Làng quê Việt Nam Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máu Máu chảy thành sông Xương chất cao thành núi Hơn bốn nghìn năm không hề đòi hỏi Tấm huân chương Chỉ có những tâm hồn Vì dân vì nước Từ làng quê mà ra Yêu thương nhau như một nhà Xây dựng xóm thôn đổi mới Ai bảo họ là nhà quê không biết ăn nói Bảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùa Còn lại hai nhăm phần trăm a dua Nếu dàn trận đánh Ai sẽ thắng? Và ai sẽ thua? (Phan Huy Hùng) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. Câu 3: Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho em ấn tượng gì? Câu 4: Nêu ý nghĩa của bài thơ. II. Làm văn (7đ):
- Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về biểu hiện tinh thần yêu nước của thanh niên ngày nay. Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Tự tình II của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 6 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hành trang lên đường Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: - Khi nào con đi? - Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường. Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: - Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con. Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi: - Tại sao tín chủ lại tặng ô? - Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô? Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: - Giày cỏ và ô đã đủ chưa? - Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. - Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.
- Sư thầy nói: - Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao? Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: - Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: - Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ. Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện. Câu 2: Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao? Câu 3: Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy? Câu 4: Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay. Câu 2 (5đ): Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 7 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
- ( ) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao. ( ) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội. (Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam). Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2: Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19? Câu 3: Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó. Câu 4: Nêu bài học được rút ra từ văn bản. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. Câu 2 (5đ): Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 8 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
- Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội. Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần hợp tác để thành công trong cuộc sống Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 9 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
- (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015). Câu 1: Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào? Câu 2: Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”? Câu 3: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận về lòng nhân ái. Câu 2 (5đ): Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Đề thi học kì 1 môn Văn 11 Đề 10 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này. (Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet) Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.” II. Làm văn (7đ):
- Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về quá trình thức tỉnh từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ của nhân vật Chí Phèo.