12 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 (Có lời giải chi tiết)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

      Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng 
bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi 
miệng. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của con người? Khó mà lường được. Nhưng trước mắt 
thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách thở hít vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với 
cuộc mưu sinh.

     Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi 
cảm giác thất vọng. Sự trong lành mà họ trông đợi đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải 
công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh ai nấy được” trong nuôi trồng 
thủy sản…. Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học, 1.500 tấn thuốc trừ 
sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm nước sông đen 
ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài 
sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ Xuân…

    Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên đường phố. Trong cái nóng thiêu 
đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột 
ngạt. Rồi đây, “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi vạch dừng xe của đường phố 
không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạt và nghẹt 
thở.

                 (Theo Tương Lai, Môi trường và phát triển, báo điện tử Nguoidaibieu.com.vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm) 

Câu 2. Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì? (0.5 điểm)

Câu 3. Theo tác giả bài viết, về nông thôn con người có tìm được không khí trong lành không? 
Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 4. Hãy trả lời ngắn gọn câu hỏi của tác giả bài viết: Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe của 
con người khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề? (1.0 điểm) 

pdf 79 trang Yến Phương 23/06/2023 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "12 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf12_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_co_loi_giai_chi_tiet.pdf

Nội dung text: 12 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ - Trần Tế Xương) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong văn bản trên? 2. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên? 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. 1
  2. Phần II: Làm văn (6 điểm) Anh (chị) hãy phân tích bi kịch tha hoá của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao? 2
  3. Đáp án đề 1 Phần I: Đọc hiểu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ. * Cách giải: - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của các thể thơ mà em đã học. * Cách giải: Thể thơ thất ngôn bát cú. 3. * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp nghệ thuật mà em đã học. * Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật: Sử dụng thành ngữ “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa” - Tác dụng: thành ngữ và cách nói tăng cấp “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” đã khắc họa cuộc đời cơ cực, tủi nhục của bà Tú. Bà với ông Tú, duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Ông Tú tự thấy mình là một gánh nợ trong suốt cuộc đời người vợ. Nhưng người mẹ, người vợ đó không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên, âm thầm, không hề đòi hỏi, oán trách. Bà Tú coi đó như một lẽ thường tình, nào có kể công. Phần II: Làm văn * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 3
  4. - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nam Cao là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. - Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Phân tích 2.1 Giới thiệu nhân vật - Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. → Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng. - Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến, lành như đất → lương thiện đích thực: 4
  5. + Cày cấy thuê để kiếm sống. + Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục → có lòng tự trọng. + Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải → Là một người lương thiện. 2.2 Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo * Từ người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành thằng lưu manh. (+) Nguyên nhân: - Do Bá Kiến: ghen, đẩy Chí Phèo vào tù. - Do nhà tù đã nhào nặn, tha hóa Chí → Xã hội phi lý, bất công, ngang trái. (+) Biểu hiện: - Nhân hình: + Gương mặt: Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm + Trang phục: Mặc áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm - Nhân tính: + Uống rượu đến say khướt. + Chửi bới. + Đánh nhau. + Ăn vạ + Liều lĩnh, thách thức. 5
  6. → Thằng lưu manh hung hăng, liều lĩnh. * Bị tha hóa từ thăng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. (+) Nguyên nhân: - Do sự khôn ngoan, gian xảo của Bá Kiến. - Do sự khờ khạo, u mê của Chí Phèo. (+) Biểu hiện: - Nhân hình: biến thành mặt một con vật lạ. - Nhân tính: + Triền miên trong những cơn say → làm bất cứ cái gì mà người ta sai → gây tội ác. + Đoạn văn mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi ” → sự phẫn uất, cô độc cùng cực của Chí Phèo. 3. Tổng kết - Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 – 1945. - Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp. 6
  7. II. Làm văn 1. Học sinh viết được đoạn văn bàn về cách để được cuộc đời ghi nhận * Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp, ) * Cách giải: a. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo cấu trúc đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo tương đối dung lượng như yêu cầu của đề. b. Yêu cầu về kiến thức: Đoạn văn cần đảm bảo những ý chính sau: - Cần tích lũy, trau dồi tri thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Khẳng định được giá trị của bản thân trong môi trường học tập, làm việc, sinh sống của mình. - Hoàn thành tốt mọi trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình, đất nước, xã hội - Làm phong phú đời sống tinh thần. Rèn luyện lối sống và cách ứng xử phù hợp. Cần khẳng định cá tính cá nhân nhưng phải đặt trong giới hạn của các chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. b. Xác định đúng luận đề: tâm trạng nhân vật Liên lúc chiều tàn. 66
  8. c. Triển khai luận đề: Triển khai thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Thạch Lam là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một con người đôn hậu và tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị và thâm trầm, sâu sắc. - Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn (1938). Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn 2. Phân tích a. Bức tranh thiên nhiên: - Âm thanh: + Tiếng trống thu không vang lên từng tiếng một: gợi buồn + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào: âm thanh rộn rã nhưng lại gợi ảo não, ảm đạm. + Tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve trong cửa hàng hơi tối: nhấn mạnh sự tĩnh mịch của buổi chiều. → Tĩnh vắng, gợi buồn. - Hình ảnh, màu sắc: + “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy” + “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” → Gam màu sáng nhưng là dấu hiệu của sự lụi tàn. 67
  9. - Đường nét: + Dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời: gợi sự ảm đạm bao trùm lên không gian khi bóng chiều dần buông * Nghệ thuật: - Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu tính nhạc và giàu hình ảnh → Tạo nên sự êm dịu, yên ả, thanh bình cho bức tranh thiên nhiên. - Dùng những nét vẽ giản dị, chân thực, không cầu kì, kiểu cách → Lột tả được cái thần, cái hồn của bức tranh thôn quê Việt Nam → Làm gợi lên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà đẹp, mơ mộng, yên ả, thanh bình nhưng cũng u buồn, lặng lẽ, ảm đạm. b. Bức tranh sinh hoạt: * Cảnh chợ tàn: - Âm thanh: chỉ có một âm thanh duy nhất “tiếng ồn ào cũng mất” khi chợ họp giữa đã vãn từ lâu → tiếng ồn ào là âm thanh náo nhiệt khi chợ đông vui tấp nập thì bây giờ đã tắt dần, mất hẳn, trả lại sự yên tĩnh vốn có cho phố huyện. → Bút pháp lấy động tả tĩnh. Âm thanh có nhưng càng buồn hơn, càng khiến không gian tĩnh vắng hơn. - Hình ảnh: + Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn nốt hàng và trò chuyện với nhau vài câu. + Nền chợ: chỉ còn lại vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn, bã mía + Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại 68
  10. → Không chỉ tàn tạ, u buồn mà còn nghèo nàn, xao xác, tiêu điều → Ám ảnh, tội nghiệp. - Mùi vị: “một mùi âm ẩm bốc lên ” → với Liên đó là mùi vị của quê hương. * Hình ảnh những kiếp người tàn: - Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ: cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại → đáng thương, tội nghiệp. - Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt ốc, ban đêm dọn hàng nước → làm lụng chăm chỉ nhưng cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. - Bà cụ Thi: hơi điên, nghiện rượu, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách → ngao ngán - Chị em Liên, An: bán hàng tạp hóa trong một gia hàng thuê lại, những món hàng đơn giản, bán cho vài khách hàng quen thuộc → cũng phải tham gia vào công việc mưu sinh. - Mẹ Liên, An: là trụ cột của gia đình, làm nghề hàng xáo, lấy công làm lãi. → Sự nghèo khổ, đơn điệu và tẻ nhạt trong nhịp sống. → Ẩn nhẫn, cam chịu. * Tác giả gửi gắm tấm lòng thương cảm, đồng cảm đối với những con người nghèo khổ. Từ đó, tác giả muốn khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. 3. Tổng kết - Khái quát lại vấn đề. 69
  11. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 11 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông. (Trích Khát vọng – Phạm Minh Tuấn) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích trên. Câu 3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Đoạn trích đem đến cho anh/chị cảm xúc gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Bằng một đoạn văn (khoảng 100 chữ), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu “sống để biết yêu nguồn cội”. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương. 70
  12. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ, Tú Xương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2007,tr.29,30) 71
  13. Đáp án đề 11 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: * Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ. * Cách giải: - Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Câu 2: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. * Cách giải: - Chủ đề của đoạn trích trên: Khát vọng sống đẹp. Câu 3: * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học. * Cách giải: - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: + Điệp cấu trúc “hãy sống như ” + Nghệ thuật so sánh Câu 4: * Phương pháp: Căn cứ vào nội dung văn bản * Cách giải: - Học sinh có thể trình bày cảm xúc của cá nhân khi đọc văn bản. 72
  14. II. LÀM VĂN Câu 1: * Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp, ) * Cách giải: Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận. Yêu cầu về nội dung: * Nêu vấn đề * Giải thích vấn đề - Nguồn cội: nơi nảy sinh vạn vật. - Sống để biết yêu nguồn cội nghĩa là sống để biết ý nghĩa của nơi mình sinh ra và được sinh ra. * Phân tích, bàn luận vấn đề - Tại sao sống để biết yêu nguồn cội? + Khi sống ta mới có thể cảm nhận được hết ý nghĩa của cuộc đời này + Khi sống cũng là khi ta tiếp nối cho sự phát triển của nguồn cội - Phê phán những người sống một cách phung phí, vô tâm * Liên hệ bản thân 73
  15. Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Trần Tế Xương là cây bút xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Ông là một nhà nho đi thi chỉ đỗ đến Tú tài, đời sống tương đối khó khăn. Cảnh nghèo là một đề tài dễ gặp trong thơ Tú Xương. Ông cũng thường xuyên làm thơ tự trào, tức là tự chế giễu, mỉa mai chính mình lầ vì nhận thấy bản thân là một kiểu “người thừa”. - Thương vợ là bài thơ trữ tình, thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương. 2. Phân tích a/ Hai câu đề: Giới thiệu về công việc và công lao của bà Tú. Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng - Câu 1: chứa đựng 3 thông tin 74
  16. + Bà Tú làm nghề buôn bán (gạo) + “Quanh năm” chỉ vòng thời gian tuần hoàn, ngày nối ngày, tháng tiếp tháng, năm tiếp theo năm, dường như không có lúc nghỉ. + “Mom sông” chỉ địa điểm kiếm sống, là phần đất nhô ra phía lòng sông, chênh vênh, nguy hiểm. → Bà Tú hiện lên trong câu thơ với biết bao khó nhọc, gian truân. Vòng quay vô kì hạn của thời gian đã cuốn bà vào cuộc mưu sinh đầy vất vả. - Câu 2: Vai trò trụ cột gia đình của bà Tú. + “nuôi đủ” tức là đủ về số lượng 6 miệng ăn, chưa kể chính bà; là đủ về thành phần – chồng và con; là đủ ăn, đủ mặc, đủ cả cho những thú vui của ông Tú. + “năm con với một chồng: cách đếm con đếm chồng rất đặc biệt. Tú Xương tách mình riêng ra, đặt mình sau con nghĩa là tự thấy hổ thẹn về cái vô tích sự của mình, ông tự thấy mình cũng là thứ con đặc biệt của bà Tú, mà một ông còn nặng gánh hơn cả năm đứa con thơ dại. Câu thơ thấp thoáng một nụ cười của ông chồng “dài lưng tốn vải” - nụ cười méo mó, đáng thương. → Tóm lại: 2 câu đề đã khắc họa thành công chân dung bà Tú – người vợ đảm đang, tháo vát, phải chịu nhiều vất vả, gian truân. b/ Hai câu thực: Tô đậm hơn những khổ cực của bà Tú trong cuộc mưu sinh Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông - Phép đảo ngữ: đẩy “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu, tô đậm nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú trong cuộc mưu sinh. - Hình ảnh bà Tú được miêu tả qua phép ẩn dụ “thân cò” đầy ám ảnh, gợi dáng dấp nhỏ bé, chịu đựng, bơ vơ, côi cút đến tội nghiệp. - “Khi quãng vắng”, “buổi đò đông”: bối cảnh làm việc đầy nguy hiểm bởi không người chở che, lại phải chen lấn, xô đẩy, bon chen nhọc nhằn. 75
  17. → Tóm lại: Câu 3,4, với hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, phép đảo ngữ, từ tạo hình “lặn lội”, từ tượng thanh “eo sèo” đã khắc sâu hơn nỗi nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh của bà Tú. Đằng sau đó, ta còn thấy tiếng uất nghẹn của một người chồng nhìn thấy nỗi cơ cực của vợ mà không thể đỡ đần. Và hơn cả là nỗi niềm thương xót, cảm phục và biết ơn vợ sâu sắc của Tú Xương. c/ Hai câu luận: Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công - “Duyên”: quan hệ vợ chồng do trời định sẵn. “Nợ” là gánh nặng phải chịu, vợ chồng lấy nhau tốt đẹp là “duyên”, ngang trái là “nợ”. - Thành ngữ và cách nói tăng cấp “một duyên hai nợ” “năm nắng mười mưa” đã khắc họa cuộc đời cơ cực, tủi nhục của bà Tú. Bà với ông Tú, duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Ông Tú tự thấy mình là một gánh nợ trong suốt cuộc đời người vợ. Nhưng người mẹ, người vợ đó không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên, âm thầm, không hề đòi hỏi, oán trách. Bà Tú coi đó như một lẽ thường tình, nào có kể công. - Cách nói cam chịu “âu đành phận” “dám quản công” là ông Tú ngao ngán về chính mình, xót xa cho thân phận bà Tú mà thốt lên, mà kể công thay cho bà vậy! Câu thơ như nén một tiếng thở dài não nề của chính người chồng. 3. Tổng kết - Những câu đầu khắc họa hình ảnh bà Tú trong vất vả gian truân vẫn ngời lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Một người vợ, người mẹ đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh bà Tú vì thế vừa đáng thương lại vừa đáng trọng. 76
  18. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 12 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương nặng nề về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng, dù ta có phải chậm một bước. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản. Câu 2. Đặt tiêu đề cho văn bản. Câu 3. Chỉ ra những câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản và nêu ngắn gọn tác dụng. Câu 4. Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Phân tích cảnh "đám ma gương mẫu" trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). 77
  19. Đáp án đề 12 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. * Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. Câu 2: * Phương pháp: Căn cứ vào nội dung của văn bản. * Cách giải: - Học sinh đặt tiêu đề phù hợp với nội dung của văn bản. - Có thể đặt tiêu đề như sau: Sức mạnh của tình yêu thương, Trao gửi yêu thương, Câu 3: * Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của câu đặc biệt. * Cách giải: Các câu đặc biệt: - Trừ một cậu bé. => Tác dụng: Thông báo về sự việc vừa xảy ra. - Tất cả, không trừ một ai! => Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của người viết. Câu 4: 78
  20. * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận * Cách giải: - Thông điệp rút ra từ đoạn trích: Tình yêu giữa con người với con người trong cuộc sống là điều cốt lõi và quan trọng nhất. Nhờ tình yêu thương mà con người có thể chiến thắng mọi hoàn cảnh. II. LÀM VĂN * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vũ Trọng Phụng là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có tài, có đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Về phong cách nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng là cây bút chuyên chú phát hiện và phanh phui cái xấu, cái ác trong xã hội tư sản thành thị với cái nhìn tinh tường cùng lối thể hiện trực diện đến trần trụi và lạnh lùng gần với bác sĩ ngoại khoa ngành giải phẫu. - Số đỏ được coi là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và cũng là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam trước 1945, xuất bản dưới dạng đăng nhiều kì trên Hà Nội báo, bắt đầu từ số 40, từ ngày 7 – 10 – 1936, in thành sách vào năm 1938. 79
  21. - Số đỏ ra đời như một sự thể hiện thái độ của Vũ Trọng Phụng đối với các phong trào rầm rộ nhưng nông nổi và hời hợt trong xã hội đô thị Việt Nam những năm 30 của thế kỉ trước. 2. Phân tích cảnh “đám ma gương mẫu” a. Cảnh cất đám và đưa đám: - Âm thanh: + Tiếng kèn xuân nữ não nùng + Tiếng lốc bốc xoảng và bú dích + Kèn Ta, kèn Tây, kèn Ta lần lượt thi nhau rộ lên. →Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. - Hình ảnh: đám tang được tiến hành theo cả lối Ta, lối Tàu, lối Tây (lợn quay đi lọng, ba trăm câu đối, ) ⟶ To tát, linh đình, hổ lốn. - Người đi đưa tang: đông đúc: “vài ba trăm người” + Đại diện cho lớp già: đám tai to mặt lớn bạn thân của cụ cố Hồng. + Đại diện lớp trẻ: đám giai thanh gái lịch. → Đám tang thừa nghi lễ, thiếu tình người. - Điệp khúc “Đám cứ đi”: + “Đám”: nhìn xa là đám tang nhưng lại gần thì lại là đám rước, đám hội. + “Cứ đi”: thản nhiên phơi bày sự vô đạo đức giữa thanh thiên bạch nhật, không che giấu, không bận tâm, mặc kệ dư luận. → Dụng ý tác giả: Đám đông vô tình, vô nghĩa đang dần đi đến sự kết thúc, không thể để tồn tại những loại người này trong xã hội, làm vấy bẩn xã hội ⟶ Một lần nữa vạch trần bộ mặt xã hội thượng lưu thành thị. 80
  22. b. Cảnh hạ huyệt: - Được đặc tả bằng hai chi tiết: + Tạo dáng chụp ảnh: người thân, người bạn cậu Tú Tân đang diễn trên sân khấu đám tang. + Đóng kịch khóc thương và kịp thời tiến hành một cuộc hợp tác trao đổi mua bán ⟶ Ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài. c. Nghệ thuật - Nghệ thuật trào phúng - Giọng điệu châm biếm, mỉa mai 3. Tổng kết - Khái quát lại vấn đề. 81