Bộ đề ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

MỜI  TRẦU

                                     - Hồ Xuân Hương -

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

              (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2.Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ?

Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quyệt rồi”.

Câu 4.Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ?

docx 17 trang Yến Phương 15/03/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_giua_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: MỜI TRẦU - Hồ Xuân Hương - “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi.” (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2.Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ? Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quyệt rồi”. Câu 4.Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1.Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về vai trò của sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2:Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Thương vợ Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không (Thơ văn Trần Tế Xương,NXB Giáo dục,Hà Nội)
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 0,75 Hướng dẫn chấm: • Học sinh trả lời như đáp án hoặc trả lời thể thơ Tuyệt cú: 0,75 • Học sinh trả lời Thất ngôn hoặc thơ Nôm đường luật: 0,5 • Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 2 Thành ngữ: Xanh như lá bạc như vôi 0,75 Hướng dẫn chấm: • Học sinh nêu đúng thành ngữ: 0,75 • Học sinh nêu được: xanh như lá hoặc bạc như vôi: 0,5 • Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 3 Hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của 1,0 Xuân Hương mới quệt rồi” • Thể hiện ý thức con người cá nhân • Khẳng định bản lĩnh, sự tự tin và cá tính của HXH Hướng dẫn chấm: • Học sinh nêu được 2 ý theo đáp án: 1.0đ • Học sinh chỉ nêu được 01 ý: 0.5đ 4 Khát vọng của người phụ nữ trong bài thơ: Khát vọng tình yêu; lòng thủy 0,5 chung; hạnh phúc lứa đôi Hướng dẫn chấm: • - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5đ • - Học sinh chỉ nêu được 1 ý: 0,25đ • II LÀM VĂN 1 Viết một đoạn văn (khoảng một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về vai trò 2,0 của sự tự tin trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Vai trò của sự tự tin trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản
  3. thân về vấn đề nghị luận. Có thể hướng sau: Sự tự tin là sự tin tưởng vào bản thân, biết rõ giá trị và trân trọng bản thân. Nhờ có sự tin tưởng bản thân con người có lập trường vững chãi, kiên trì theo đuổi mục đích, giúp con người tập trung cao độ, phát huy tối đa nội lực của bản thân, giúp cho con người có niềm tin, xây dựng cho bản thân tác phong bình tĩnh, không nóng vội, biết lắng nghe và tiếp thu những gì phù hợp. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 2 Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của 5,0 Trần Tế Xương. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
  4. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, Hình ảnh của bà Tú và ẩn sau là ông Tú 0,5 Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm - Giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm - Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm 2,5 đương thể hiện sự tri ân của ông Tú với vợ. Ngôn ngữ đời thường giản dị; từ ngữ chọn lọc (quanh năm, mom sông, nuôi đủ), sử dụng số đếm (năm con, một chồng). - Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú, cho thấy nỗi cảm thông sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ. Phép đối, phép đảo, từ láy gợi hình gợi cảm, vận dụng sáng tạo thi liệu dân gian (“thân cò”). - Lòng biết ơn sâu sắc, tri ân, thấu hiểu, cảm thong của ông Tú đối với vợ Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm- 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm * Đánh giá: 0,5 Bức chân dung bà Tú mang những phẩm chất tiêu biểu: tần tảo, đảm đang, chịu thương chịu khó,yêu thương gia đình.Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình, Tú Xương đã gửi đến người đọc một cách nhìn tiến bộ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 0.5điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với cáctác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
  5. - Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 Tổng 10,0 điểm
  6. ĐỀ 2. I. ĐỌC HIỂU( 3.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87) 1. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào? Của ai?chúng ta đã học trong chương trình ngữ Văn lớp10? (0.75 điểm) 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.75 điểm) 3. Hai câu thực trong bài thơ Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó ? (1.0 điểm) 4. Hai câu kết: Bui có một lòng trung lẫn hiếu Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen Cho thấy vẻ đẹp gì của nhà thơ Nguyễn Trãi ? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Bài thơ thuật hứng số 24 bàn về một phẩm chất quan trọng của con người là lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng. Anh /chị hãy viết một đoạn văn 150 chữ bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
  7. Sóng biếc theo làn hơi gợn tý Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo1 (SGK Ngữ Văn lớp 11/tập 1)
  8. ĐÁP ÁN ĐỀ 2. Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 1 Hai câu đề của bài thơ gợi cho e nhớ đến bài thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 0.75 ở chương trình ngữ văn lớp 10. 2 Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 0.75 Lưu ý: Nếu học sinh làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho 0.25 điểm 3 3. Hai câu thực trong bài thơ tác giả sử dụng biện pháp đối 1.0 Tác dụng: Cho thấy một cuộc đời cần mẫn thanh bạch đáng tự hào. Cuộc sống chẳng có sơn hào hải vị chỉ có “muống” có “sen” rất bình dị mà thanh cao. 4 4. Hai câu kết thể hiện tấm lòng trung hiếu/lòng yêu nước thương dân/kiên trì 0.5 với lí tưởng. LÀM VĂN Bài thơ thuật hứng số 24 bàn về một phẩm chất quan trọng của con người là lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng. Anh /chị hãy viết một đoạn văn 150 chữ bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0.25 Bài làm có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được II vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề NL 0.25 Ý nghĩa của lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, 0.75 các phương thức biểu đạt, nhất là NL, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng . Có thể triển khai theo hướng: - Lí giải vì sao đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu của con người. - Rút ra bài học, ý thức trách nhiệm của bản thân. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lựa chọn của bản thân, cần có nội dung hợp lí,thuyết phục. GV linh hoạt trong đánh giá. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sâu sắc, mới mẻ về vấn đề NL 0.5 e. Chính tả,dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng từ, đặt câu. 0.25 Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ “câu cá mùa thu” của 5.0 Nguyễn Khuyến. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
  9. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tý Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo a. Đảm bảo cấu trúc bài văn NL 0.25 Mở bài nêu được vấn đề NL., thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề NL 0.5 Bức tranh mùa thu trong bài thơ “câu cá mùa thu” c. Triển khai vấn đề NL thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến, bài thơ câu cá mùa thu và 0.5 vấn đề nghị luận Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ: 3.0 * Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn - Điểm nhìn thay đổi từ gần đến xa: Từ “thuyền câu bé tẻo teo” đến “tầng mây lơ lửng” - Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về thuyền câu, ao thu. -> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra theo nhiều chiều hướng. * Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất,đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam” - Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được khắc họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét: + Màu sắc: “trong veo: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu ++ “sóng biếc”: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh. ++ “lá vàng trước gió”: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam Hình ảnh trời xanh ngắt: Sắc xanh của mùa lại được tiếp tục sử dụng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng -> Đặc trưng của mùa thu + Đường nét chuyển động: ++“hơi gợn tí”: Chuyển động rất nhẹ -> sự chăm chú quan sát của tác giả
  10. ++“khẽ đưa vèo”: Chuyển động rất nhẹ và rất khẽ -> Cảm nhận sâu sắc và tinh tế ++“tiếng cá đớp động dưới chân bèo”-> cái tĩnh tạo nên từ cái động rất nhỏ + Sự hòa hợp trong hòa phối âm thanh ++ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể mà vẫn nhận thấy sự hòa hợp. ++ Màu xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: Xanh màu trong veo của ao, xanh biếc của sóng, xanh ngắt của trời. Hòa với sắc xanh là lá vàng càng làm tăng thêm sự hài hòa và thanh dịu => Nét đặc sắc riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị đó chính là cái hồn dân giã đọc lên như ta thấy trước mắt làng cảnh,ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong tiết thu sang. * Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn - Không gian mở ra cả chiều cao,chiều sâu những tĩnh vắng + Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” hình ảnh quen thuộc + Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng,làng quê, ngõ xóm không có tiếng động nào của con người + Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ “hơi gợn tí,mây lơ lửng,lá khẽ đưa-> không đủ sức tạo nên âm thanh - Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động + “tiếng cá đớp động dưới chân bèo”-> Sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu,nghệ thuật lấy động tả tĩnh. => Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ. => Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng * Nghệ thuật Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với cách gieo vần độc đáo vần “eo” rất tự nhiên thoải mái, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sâu sắc, mới mẻ về vấn đề NL 0.5 e. Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng từ, đặt câu 0.25 ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 điểm 10.0
  11. ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Cuốc kêu cảm hứng (Nguyễn Khuyến) Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ, Ấy hồn Thục đế* thác bao giờ Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ, Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. Thâu đêm ròng rã kêu ai đó, Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ. (Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr.28) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra 03 từ diễn tảtâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 3.Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Phải chăng “làm một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước”? (Hãy để giới trẻ được thể hiện tình yêu nước tự nhiên, tuoitre.vn, 09/08/2020) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi trên. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận tâm trạng buồn tủi trước duyên phận éo le của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “ Tự tình II”
  12. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! -HẾT-
  13. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc trả lời thể thơ thất ngôn bát cú: 0,75 điểm - Học sinh trả lời thể thơ thất ngôn: 0,5 điểm 2 Các từ diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình: khắc khoải, 0,75 sầu, tiếc, nhớ, ngẩn ngơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 03 từ trong đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 02 từ trong đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 từ trong đáp án: 0,25 điểm 3 - Phép đối: năm canh-sáu khắc, máu chảy-hồn tan, đêm hè vắng- 1,0 bóng nguyệt mờ. - Hiệu quả: + Tạo sự cân xứng, hô ứng, đăng đối, nhịp nhàng. + Nhấn mạnh nỗi đau đớn, xót xa của chủ thể trữ tình như thấm vào thời gian, lan tỏa trong không gian. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối: 0,25 điểm 4 - Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: tiếc nhớ, ngẩn ngơ, xót xa, 0,5
  14. đau đớn khi mất nước. - Suy nghĩ của bản thân:thấu cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của tác giả; đánh thức tình cảm, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Phải chăng “làm 2,0 một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước.”? a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cách thể hiện lòng yêu nước. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng sau: Mỗi cá nhân thể hiện tình yêu nước và trách nhiệm công dân theo cách riêng, gắn với hoàn cảnh, năng lực bản thân; những việc lớn lao hay bình thường nhỏ bé đều là biểu hiện của lòng yêu nước nếu xuất phát từ nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng hành động thiết thực, có ý nghĩa; những cống hiến vĩ đại, những đóng góp thầm lặng của mỗi công dân đều xứng đáng được tôn vinh, ghi nhận Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5
  15. điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý:Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích tâm trạng buồn tủi trước duyên phận éo le của Hồ Xuân 5,0 Hương trong bài thơ “ Tự tình II” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Tâm trạng buồn tủi trước duyên phận éo le của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “ Tự tình II” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
  16. bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài 0,5 - Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ "Tự tình 2" - Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Hướng dẫn chấm:giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm 2. Thân bài 2,5 a. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình (2 câu đề) - Thời gian: đêm khuya, đây là lúc người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng. - Thời gian lặng lẽ trôi qua, lòng người trăn trở, thao thức. - "Hồng nhan" là từ thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Ở đây là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình. - Nghệ thuật đảo từ "trơ" nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ. - Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya càng khắc sâu nỗi cô liêu, trống vắng và sự buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ. b. Sự bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân (2 câu thực) - Muốn mượn rượu giải sầu, nhưng "say lại tỉnh", nhân vật trữ tình càng thấm sâu tình cảnh bản thân mình. - Hình ảnh vầng trăng " khuyết chưa tròn" nhấn mạnh hạnh phúc không trọn vẹn của người phụ nữ. c. Sự ngán ngẩm, bất lực trước hiện thực ngang trái (2 câu kết) - Theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. - "Mảnh tình" vốn bé nhỏ còn phải san sẻ với người khác. - Người phụ nữ không thể thoát khỏi tình cảnh khổ đau nên im lặng và chấp nhận. d. Đánh giá nghệ thuật bài thơ
  17. - Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giàu sức gợi Hướng dẫn chấm: - Phân tích chi tiết, làm rõ tâm trạng buồn tủi: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích được tâm trạng buồn tủinhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa làm rõ tâm trạng buồn tủi: 0,25 điểm - 0,75 điểm. 3. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại tâm trạng nhân vật trữ tình và giá trị của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm Hồ Xuân Hương; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Tổng điểm 10,0