Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

DẠNG CÂU HỎI VÀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI ĐỌC HIỂU 
1. Đọc hiểu ở cấp độ nhận biết  
a. Dạng câu hỏi  
- Từ ngữ: Xác định, chỉ ra, cho biết, sử dụng…gì? 
- Nhận diện ngôi kể 
- Phát hiện chi tiết, nêu thông tin, liệt kê, gọi tên nhân vật giao tiếp hoặc nội dung nào đó được nhắc 
đến trong văn bản 
- Xác định Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, thể thơ, nhân vật giao tiếp, 
ngôi kể, trình tự kể 
- Phát hiện chi tiết, hình ảnh có trong văn bản 
b. Lưu ý khi làm bài 
- Đọc kĩ đề bài, gạch chân từ khóa quan trọng để xác định đúng nội dung yêu cầu cần trả lời. 
- Thông thường, thông tin trả lời đã nằm sẵn trên ngữ liệu văn bản đã cho, hoặc dựa vào những 
biểu hiện dễ nhận biết trên bề mặt câu chữ là có thể dễ dàng trả lời được (dựa vào đặc trưng của phương 
thức biểu đạt/thao tác lập luận/biện pháp tu từ... để xác định phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận/ biện 
pháp tu từ...). 
- Trả lời ngắn gọn, trực tiếp vào đúng yêu cầu của đề. Đề hỏi gì trả lời đúng nội dung đó.  
-Tránh việc phân tích cụ thể, lan man, dài dòng 
2. Đọc hiểu ở mức độ thông hiểu  
a. Dạng câu hỏi 
- Xác định nội dung chính của văn bản? 
- Phân tích/ chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng? 
- Nhận xét về thái độ/ quan điểm của người viết qua văn bản? 
- Đặt nhan đề/ hoặc đặt nhan đề khác cho văn bản? 
- Lý giải, nhận xét, đánh giá được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ 
thuật, câu văn, các biện pháp tu từ... 
- Phân tích giọng kể, ngôi kể đối với việc thể hiện nội dung văn bản 
- Hiểu, phân tích được ý nghĩa nhan đề... 
- Hiểu nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản 
b. Lưu ý khi làm bài 
- Đọc kĩ đề bài, gạch chân từ khóa, quan trọng, xác định đúng nội dung cần trả lời. 
- Trả lời ngắn gọn, với những câu hỏi cần lý giải cần đưa ra được lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, thuyết 
phục. 
- Cần đọc kĩ văn bản, tóm tắt được văn bản và nắm được nội dung tư tưởng chủ đạo của văn bản. 
gạch chân từ ngữ/chi tiết/hình ảnh quan trọng để tìm ra nội dung đáp án đủ và đúng nhất. 
- Cần căn cứ vào văn bản để trả lời....
pdf 15 trang Yến Phương 27/06/2023 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 11 NĂM HỌC 2021 - 2022 A. PHẦN ĐỌC HIỂU I. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Thơ trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) 2. Kí trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) 3. Nghị luận trung đai (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) 4. Hát nói trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) 5. Truyện hiện đại Việt Nam (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các phương thức biểu đạt STT Phương thức biểu đạt Đặc điểm 1 Tự sự Trình bày chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và thể hiện thái độ khen, chê. 2 Miêu tả Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, cảnh vật, sự việc 3 Biểu cảm Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ, đánh giá của người viết với đối tượng được nói đến. 4 Nghị luận Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm. 5 Thuyết minh Giới thiệu, trình bày, giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một sự vật, hiện tượng, cung cấp tri thức khách quan về đối tượng. 6 Hành chính công vụ Trình bày văn bản theo một số mục đích nhất định nhằm truyền đạt những yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn giải quyết 2. Các biện pháp tu từ a. Biện pháp tu từ từ vựng STT Biện pháp Đặc điểm nhận dạng Hiệu quả nghệ thuật 1 So sánh Đối chiếu sự vật, sự việc này với Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt sự vật, sự việc kia trên cơ sở Giúp việc miêu tả thêm cụ thể, sinh động tương đồng Bộc lộ tình cảm, cảm xúc 2 Ẩn dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt, bằng tên sự vật hiện tượng khác gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. dựa trên quan hệ tương đồng 3 Hoán dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt, bằng tên sự vật hiện tượng khác Khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng dựa trên quan hệ tương cận được miêu tả 4 Nhân hóa Dùng từ ngữ, hình ảnh, đặc Giúp đối tượng cần miêu tả trở nên trở nên điểm gắn với con người để gọi sinh động, có sức sống và gần gũi với con hoặc tả đối tượng không phải là người người 5 Điệp từ, điệp ngữ Lặp lại có ý thức từ, ngữ Nhấn mạnh, nổi bật, mở rộng ý Tạo câu văn, câu thơ giàu âm điệu Gợi những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe 6 Nói quá (cường Phóng đại mức độ, quy mô, tính Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm điệu, phóng đại, chất của sự vật hiện tượng được thậm xưng) miêu tả 7 Nói giảm, nói Cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển Thể hiện sự khiêm nhường tránh Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ Tránh thô tục, thiếu văn hóa b. Biện pháp tu từ cú pháp STT Biện pháp Đặc điểm nhận dạng Hiệu quả nghệ thuật 1 Câu hỏi tu từ Dùng hình thức mà không đòi hỏi Nhằm khẳng định, phủ định hay bộc lộ cảm câu trả lời xúc 1
  2. 2 Điệp cấu trúc câu Sử dụng liên tiếp các câu có cùng Tạo sự liên kết; Nhấn mạnh, khẳng định nội chung một cấu trúc ngữ pháp dung được đề cập Tạo sự hài hòa về từ ngữ, hình ảnh, âm điệu 3 Liệt kê Sắp xếp nối tiếp các đơn vị cú Nhấn mạnh ý pháp đồng loại (các từ ngữ, các Diễn tả cụ thể, toàn diện, sâu sắc những khía thành phần câu) cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm 4 Chêm xen Đưa vào trong câu một thành Ghi chú cảm xúc phần câu được ngăn cách bởi Bổ sung thông tin cần thiết dấu: phảy, gạch ngang, ngoặc Bộc lộ tình cảm, cảm xúc đơn 5 Đối ngữ Sắp xếp theo hình thức sóng đôi Nhấn mạnh nội dung thông tin cần diến đạt 2 từ, 2 cụm từ, 2 câu có cấu tạo Gợi hình ảnh sinh động ngữ pháp, ý nghĩa tương xứng Tạo nhịp điệu cân đối cho lời nói, câu văn nhau 6 Đảo ngữ (Đảo trật Thay đổi trật tự cú pháp thông Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của đối tự cú pháp) thường của câu tượng; Câu văn, câu thơ thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh 7 Chơi chữ Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước của từ Làm câu văn, lười thơ thêm hấp dẫn, thú vị c. Biện pháp tu từ ngữ âm STT Biện pháp Đặc điểm nhận dạng Hiệu quả nghệ thuật 1 Điệp âm Điệp lại các âm điệu, vần điệu, Nhằm tạo sự hài hòa về âm hưởng và nhịp 2 Điệp vần thanh điệu trong câu căn, câu thơ điệu cho câu 3 Điệp thanh 3. Các phong cách ngôn ngữ STT Phong cách Khái niệm Đặc trưng 1 Sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ được dùng trong Tính cụ thể giao tiếp hàng ngày mang tính tự nhiên Tính cảm xúc Tính cá thể hóa 2 Nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ được dùng trong Tính hình tượng các văn bản văn học Tính truyền cảm Tính cá thể 3 Báo chí Phong cách ngôn ngữ được dùng Tính thông tin thời sự trongcác văn ản thuộc lĩnh vực truyền Tính ngắn gọn thông Tính hấp dẫn 4 Khoa học Phong cách ngôn ngữ được dùng trong Tính khái quát, trừu tương giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học Tính lí trí, lô gic Tính khách quan, phi các thể 5 Chính luận Phong cách ngôn ngữ được dùng trong Tính công khai về quan điểm chính trị văn bản thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội Tính chặt chẽ trong lập luận Tính truyền cảm 6 Hành chính công Phong cách ngôn ngữ được dùng trong Tính khuôn mẫu vụ các văn bản thuộc lĩnh vực quản lí Tính minh xác hành chính, xã hội Tính công vụ 4. Các thao tác lập luận STT Thao tác Khái niệm 1 Giải thích Làm rõ nghĩa của sự vật, hiện tượng, ý kiến giúp hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề 2 Phân tích Chia tác đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét kĩ nội dung và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tương 3 Chứng minh Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe tin vào vấn đề 4 Bình luận Bàn bạc, đánh giá về sự đúng-sai, lợi – hại của một ý kiến, một chủ trương, sự việc, con người 5 So sánh Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng nhằm chỉ ra nét khác nhau hoặc giống nhau, rút ra nhận xét chính xác, làm nổi bật vẻ đẹp và đóng góp riêng 2
  3. + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm. 2 Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 Vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và nhân vật (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích 2,5 - Hoàn cảnh: + Tử tù Huấn Cao có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Quản ngục biệt đãi Huấn Cao để bày tỏ sự ngưỡng mộ, trân trọng. + Huấn Cao đáp lại bằng thái độ khinh bạc. Đêm trước khi bị giải về kinh chịu án chém, Huấn Cao hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục và đồng ý cho chữ ngay trong buồng giam chật hẹp, ẩm ướt - Tư thế, hành động, ngôn ngữ: + Tư thế, hành động: người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh toát lên phong thái ung dung, uy nghi, đĩnh đạc của người nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang. + Ngôn ngữ: khuyên viên quản ngục thay chốn ở, thoát khỏi nghề cai ngục, giữ thiên lương cho lành vững; lời khuyên bộc lộ thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp của nhân vật. - Ngt khắc họa nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống độc đáo; sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, bút pháp lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1,0 điểm - 1,75 điểm. 9
  4. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Nhân vật Huấn Cao được khắc họa với vẻ đẹp lí tưởng, hiện ra trong hình ảnh của người sáng tạo và ban phát cái đẹp. - Nhân vật Huấn Cao thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ, lòng yêu nước thầm kín và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 E. ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Vịnh mùa thu – Nguyễn Khuyến) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 2 (0,75 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 3 (1,0 điểm). Bức tranh phong cảnh mùa thu được gợi lên qua những hình ảnh nào? Nét đặc sắc của bài thơ khi miêu tả cảnh thu là gì? Câu 4 (0,5 điểm). Xác định nội dụng chính của bài thơ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ bàn nỗi thẹn của con người ? Câu 2. Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II) 10
  5. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Hết đề 1 ĐỀ 02 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương) Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? ( 0.5 điểm) Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhan đề bài thơ gợi đến ngày tết nào trong nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm? (1.0 điểm) Câu 3. Thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm ” trong bài thơ được tác giả ẩn dụ cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa như thế nào ? Vì sao người phụ nữ lại có số phận như vậy? ( 1.0 điểm) Câu 4. Suy nghĩ gì của anh/chị về phẩm chất người phụ nữ qua hai câu cuối của bài thơ ? ( 0.5 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về tấm lòng thủy chung của người phụ nữ trong xã hội hiện nay ? Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về cảnh thu, tình thu trong bài thơ “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến ( Sách giáo khoa kì 1 – trang 22 NXBGD) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Hết đề 2 ĐỀ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Nhưng Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp của hắn, và cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng 11
  6. bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn]. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Trích Đời thừa–Nam Cao) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2 (0,75 điểm). Trong đoạn trích, Hộ đã làm gì để vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở? Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tâm trạng của nhân vật Hộ khi phải viết nhiều cuốn văn vội vàng, những bài báo người đọc quên ngay sau lúc đọc trong đoạn trích? Câu 4 (0,5 điểm). Anh/Chị hãy nhận xét về gì về nhân vật Hộ trong đoạn trích? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về quan điểm: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tíchdiễn biến tâm trạng Liên trong đoạn trích sau: An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mí mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: - Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé. - Ừ, em cứ ngủ đi. Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên không động đậy. Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng: - Đèn ghi đã ra kia rồi. Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em: - Dậy đi, An. Tàu đến rồi. An nhổm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, 12
  7. có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố. Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam) Hết đề 3 ĐỀ 04 I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chồ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2 (0,75 điểm).Trong đoạn trích, bác Lê được miêu tả như thế nào? Câu 3 (1,0 điểm). Hoàn cảnh gia đình mẹ Lê hiện lên như thế nào trong đoạn trích? Câu 4 (0,5 điểm).Thông điệp có ý nghĩa nhất với Anh/Chị qua đoạn trích trên? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử? Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo trong đoạn trích sau: Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! - Vải hôm nay bán mấy? - Kém ba xu dì ạ. - Thế thì còn ăn thua gì! - Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi. Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời 13
  8. hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Trích Chí Phèo–Nam Cao) Hết đề 4 ĐỀ 05 I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ". Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. (Trích Đời thừa –Nam Cao) Câu 1 (0,75 điểm) .Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? Câu 2 (0,75 điểm).Trong đoạn trích,nhân vật hắn đã viết những gì? Câu 3 (1,0 điểm). Nhân vật hắn đã có những mâu thuẫn như thế nào giữa lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm với vợ con? Câu 4 (0,5 điểm). Anh/Chị rút ra bài học có ý nghĩa gì cho bản thân qua đoạn trích? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về quan điểm: Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo trong đoạn trích sau: Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi. Hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều lĩnh được nữa. Bấy giờ mới nguy! 14
  9. Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện (Trích Chí Phèo–Nam Cao) Hết đề 5 15