Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Steve Jobs - người được mệnh danh là “phù thủy sáng tạo”, “tượng đài công nghệ” coi đam mê mà ông có đối với công việc là một 
trong những yếu tố quan trọng nhất đằng sau sự thành công của ông. Cùng với Wozniak, Steve Jobs đã tạo ra Apple với tầm nhìn thay đổi 
thế giới. Steve Jobs và đội của mình mơ ước về sự cách mạng hóa thế giới máy tính cá nhân, đã cống hiến toàn bộ tâm sức để biến ước mơ 
đó thành hiện thực và ông đã trở thành tượng đài của thành công đỉnh cao. 
Chính ước mơ và đam mê đã giúp công ty Apple phục hồi sau mỗi lần thất bại. Cũng chính đam mê đã giữ chân Steve Jobs trong 
ngành công nghệ máy tính bất chấp sự thật ông bị sa thải bởi chính công ty mà ông sáng lập ra khi mới chỉ 30 tuổi. Ông không bao giờ từ 
bỏ vì không bao giờ muốn làm bất kì điều gì khác trong cuộc đời. Steve Jobs đã sống cuộc sống mà ông mơ ước. Ông thú nhận rằng điều 
duy nhất kéo ông đi làm mỗi ngày chính là sự đam mê. Ông nói: “Chúng tôi thường mơ ước về những thứ này. Giờ chúng tôi bắt tay vào 
việc tạo ra chúng”. Steve Jobs cũng từng nói: “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới theo hướng tích cực hơn”. 
Trong thái độ tích cực với bản thân chúng ta cần phải có ước mơ. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng 
không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như con đường chưa có, nhưng con người phải khai phá và vượt qua”. 
[…] Cuộc sống mà không có ước mơ sẽ tệ hại kinh khủng. Bởi khi đó ta đã đánh mất mục tiêu sống của mình. Không có sự đam mê, 
sáng tạo sẽ khiến bạn chán nản và không tâm huyết với công việc mình đang làm. Bạn không có động lực để vượt qua khó khăn và luôn 
bằng lòng với những gì mình đang có. 
(Trích Thay thái độ, đổi tương lai, Lê Văn Thành, NXB Dân trí, 2016, tr.64-65) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo Steve Jobs, một trong những yếu tố quan trọng nhất đằng sau sự thành công của ông là gì? 
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói của Steve Jobs: “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới theo hướng tích cực hơn”?  
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm gì để nuôi dưỡng niềm đam mê trong học tập?
pdf 24 trang Yến Phương 27/06/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2 TỔ CM: NGỮ VĂN ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 11 A. MA TRẬN ĐỀ Số câu hỏi, tỉ lệ theo mức độ Nội dung nhận thức Tổng số Stt kiến thức/ Đơn vị kiến thức/kĩ năng Nhận Thông Vận Vận câu kĩ năng biết hiểu dụng dụng cao Đọc hiểu các văn bản, đoạn trích thuộc các thể loại: Đọc hiểu (ngữ - - Thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. liệu ngoài văn - Thơ nước ngoài. 2 1 1 1 0 4 bản học chính - Văn bản nghị luận hiện đại. (15%) (10%) (5%) thức trong SGK) - Kịch hiện đại Việt Nam. - Văn bản báo chí. Làm văn (Viết đoạn văn nghị - Nghị luận về tư tưởng, đạo lí. 2 5% 5% 5% 5% 1 (*) luận xã hội - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. khoảng 150 chữ) Nghị luận về văn bản/đoạn trích được học chính thức: Làm văn (Viết - - Thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. 3 bài văn nghị 20% 15% 10% 5% 1 (*) - Thơ nước ngoài. luận) - Kịch hiện đại Việt Nam. Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% % 1
  2. B. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN I. ĐỌC HIỂU Stt Nội dung cơ bản 1. PCNN sinh hoạt (Tính cụ thể; Tính cảm xúc; Tính cá thể) 2. PCNN nghệ thuật (Tính hình tượng; Tính truyền cảm; Tính cá thể hóa) Phong cách 3. PCNN báo chí (Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động hấp dẫn) 1 ngôn ngữ (Đặc 4. PCNN chính luận (Tính công khai về quan điểm chính trị; Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; Tính trưng) truyền cảm thuyết phục) 5. PCNN khoa học (Tính khái quát trừu tượng; Tính lí trí lôgic; Tính khách quan phi cá thể) 6. PCNN hành chính - công vụ (Tính khuôn mẫu; Tính minh xác; Tính công vụ) * Các biện pháp tu từ * BP tu từ cú pháp * Phép tu từ ngữ âm 1. So sánh; 5. Điệp từ, điệp ngữ; 1. Câu hỏi tu từ; 1. Tạo nhịp điệu âm hưởng 2. Ẩn dụ; 6. Nói quá; 2. Đảo trật tự cú pháp; cho câu văn; Biện pháp 2 3. Hoán dụ; 7. Nói giảm; 3. Liệt kê; 2. Điệp âm, điệp vần, điệp tu từ 4. Nhân hóa; 8. Chơi chữ. 4. Câu đặc biệt; thanh. 5. Lặp cú pháp; 6. Chêm xen. 1. Thơ dân tộc: Lục bát; Song thất lục bát; Hát nói 2. Thơ truyền thống: Lục bát; Song thất lục bát; Thơ Đường luật ( Ngũ ngôn tứ tuyệt & bát cú; 3 Thể loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt & bát cú) 3. Thể thơ hiện đại: Thơ 5,7,8 chữ; Thơ tự do; Thơ văn xuôi. Phương thức 1. Miêu tả; 3. Tự sự; 5. Thuyết minh; 4 biểu đạt 2. Biểu cảm; 4. Nghị luận; 6. Hành chính- công vụ. Thao tác lập 1. Giải thích; 3. Chứng minh; 5. So sánh; 5 luận 2. Phân tích; 4. Bình luận; 6. Bác bỏ. Các phép liên 1. Phép lặp từ ngữ; 3. Phép thế; 6 kết 2. Phép liên tưởng; 4. Phép nối. Cách trình bày 1. Diễn dịch; 3. Song hành; 7 5. Tổng- Phân- Hợp. đoạn văn 2. Quy nạp; 4. Móc xích; 2
  3. Stt Nội dung cơ bản 1. Lời kể trực tiếp (Ngôi thứ nhất - Nhân vật tự kể chuyện xưng TÔI ) Phương thức 2. Lời kể gián tiếp (Ngôi thứ ba - Người kể chuyện giấu mặt) 8 trần thuật 3. Lời kể nửa trực tiếp: người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận tƣ tƣởng đạo lí Nghị luận một hiện tƣợng đời sống Mở đoạn - Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận. - Giới thiệu ngắn gọn hiện tượng đời sống cần bàn luận. - Giải thích (là gì?) nội dung tư tưởng, cách hiểu về vấn - Giải thích ngắn gọn hiện tượng. đề (Từ ngữ, khái niệm, ý kiến ) - Phân tích, chứng minh tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng - Biểu hiện; thực trạng (Diễn ra như thế nào? ở đâu? Tính phổ (Đặt câu hỏi Tại sao? Như thế nào?) biến?) Thân đoạn - Phân tích nguyên nhân (Chủ quan, khách quan; con người; - Bàn bạc, mở rộng vấn đề (nêu phản đề, phê phán những thiên nhiên ) về tác hại hiện tượng xấu hoặc tác dụng nếu là tư tưởng, biểu hiện trái ngược) hiện tượng tốt. - Giải pháp khắc phục hiện tượng xấu hoặc biện pháp nhân rộng nếu là hiện tượng tốt. - Rút ra bài học nhận thức, hành động (Nhận thức ý Kết đoạn - Rút ra bài học nhận thức và hành động về hiện tượng đó. nghĩa, tính đúng đắn, tác dụng của tư tưởng; Hành động) 3
  4. III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Thế loại Tác giả, tác phẩm, xuất xứ Nội dung và nghệ thuật - Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ CM những năm đầu 1. Lƣu biệt khi xuất dƣơng (Phan thế kỷ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy Bội Châu) bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. - Sáng tác năm 1905 khi chia tay - Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật; Giọng điệu hăm hở, đầy nhiệt huyết; Ngôn bạn bè, đồng chí sang Nhật. ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ; Hình ảnh đậm chất sử thi. - Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết; Quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ, cái đẹp; Lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng thời gian 2. Vội vàng (Xuân Diệu) - Thể thơ tự do; câu thơ vắt dòng; Kết hợp nhuần nhị mạch cảm xúc và mạch luận lí. - In trong tập “Thơ thơ” (1938) Giọng điệu say mê, sôi nổi; Sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh thơ. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, các động từ I. Thơ mạnh - Bài thơ bộc lộ nỗi buồn, cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn trong đó thấm hiện đại 3. Tràng Giang (Huy Cận). Việt Nam đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của tác giả. - Viết vào mùa thu 1939, in trong - Thơ 7 chữ; Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại; Sử dụng từ láy, điệp, đối ý trong câu và giữa (Từ đầu tập “Lửa thiêng” (1940) thế kỷ XX các câu thơ; Giọng thơ trầm buồn. đến 1945) - Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của 4. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng; Đó còn là tấm lòng thiết tha của Tử) - Sáng tác 1938 in trong tập nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. thơ “Đau thương” (1938) - Thơ 7 chữ; Sự vận động của tứ thơ thực ảo đan xen; Mạch cảm xúc dào dạt, xuyên suốt bài thơ; Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng 5. Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Cảm hứng bài thơ được gợi lên - Vẻ đẹp tâm hồn HCM: tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây cảnh khắc nghiệt của nhà thơ. đến Thiên Bảo vào cuối thu - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại; 1942. Bài thơ in trong tập Nhật ký Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống và ánh sáng. trong tù. 4
  5. Cây vàng rung nắng, lá xôn xao; Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát nhánh đào. (3) Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu; Nỗi gì âu yếm qua không khí Như thoảng đưa mùi hương mến yêu (Trích Nụ cười xuân, Xuân Diệu tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 28-29) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ (1) Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai dòng thơ sau: Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát nhánh đào Câu 4. Nhận xét ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn tác giả qua đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người chí sĩ cách mạng trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) 13
  6. Phiên âm Dịch thơ Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Làm trai phải lạ ở trên đời, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. Há để càn khôn tự chuyển dời. Ư bách niên trung tu hữu ngã, Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy. Sau này muôn thuở, há không ai? Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 4) Hết ĐỀ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dƣới: Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. (Trích Mùa xuân xanh, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, 1998, tr.63) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân được gợi lên qua những sắc xanh nào? 14
  7. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Câu 4. Nhận xét về tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 29) Hết ĐỀ 04 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dƣới: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc; 15
  8. Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu, Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1942, tr.132) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con người tưng bừng ra chợ Tết. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Câu 4. Nhận xét của anh/ chị về bức tranh ngày Tết trong đoạn thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. 16
  9. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 29) Hết ĐỀ 05 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dƣới: Học trò trường huyện ngày năm ấy, Anh tuổi bằng em, lớp tuổi thơ. Những buổi học về không có nón, Đội đầu chung một lá sen tơ. Lá sen vương vấn hương sen ngát, Ấp ủ hai ta, chút nhuỵ hờ Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc, Theo về tận cửa mới tan mơ. (Trích Trường huyện – Nguyễn Bính) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh đẹp trên đường đi học về của đôi bạn nhỏ. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu qủa nghệ thuật của phép tu từ nhân hoá trong những câu thơ: Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc, Theo về tận cửa mới tan mơ. Câu 4. Những kỉ niệm tuổi thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quá khứ trong cuộc đời mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: 17
  10. Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 29) Hết ĐỀ 06 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dƣới: Mỗi lần dạo qua hàng sách tôi lại thấy ngành xuất bản ngày nay thật phát đạt, lượng sách thật phong phú và học sinh ngày nay thật may mắn vì có nhiều sách để đọc, không phải khổ công tìm sách như xưa nữa. Thế nhưng khi dạy học tôi lại có cảm giác tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của lứa học sinh ngày nay dường như không bằng thế hệ trước. Xét kĩ, chỉ vì các em có nhiều sách tốt, dễ dàng tiếp xúc với thành quả của người khác nên xem nhẹ tư duy độc lập. Tri thức càng dễ có thì càng dễ làm thỏa mãn, càng dễ bị xem nhẹ, càng khó tiến bộ. (Tư duy độc lập, Lưu Dung, in trong cuốn Lời nhỏ bên song, Tr 200, NXB Trẻ, năm 2004) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Theo tác giả, việc ngành xuất bản phát đạt, lượng sách phong phú mang đến cho học sinh ngày nay những điều lợi và bất lợi nào? Câu 3. Câu “Tri thức càng dễ có thì càng dễ làm thỏa mãn, càng dễ bị xem nhẹ, càng khó tiến bộ” được hiểu hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với nhận định của tác giả: Khả năng sáng tạo của lứa học sinh ngày nay dường như không bằng thế hệ trước. Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 1. Câu 1 (2.0 điểm) Từ việc đọc hiểu văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (150 chữ) với chủ đề: Tư duy độc lập. 2. Câu 2 (5.0 điểm) 18
  11. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Này đây lá của cành tơ phơ phất, Cho màu đừng nhạt mất, Của yến anh này đây khúc tình si, Tôi muốn buộc gió lại Và này đây của ánh sáng chớp hàng mi, Cho hương đừng bay đi. Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa, Tháng giêng ngon như một cặp môi gần, Của ong bướm đây tuần tháng mật, Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Này đây hoa của đồng nội xanh rì Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích: Vội Vàng - Xuân Diệu) Hết ĐỀ 07 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu dƣới: Taichi bồn chồn đứng trên sân ga chờ ông nội. Bố mẹ bận đi làm nên chỉ đủ thời gian đưa em ra ga chờ ông đáp tàu lửa đến rước về khi nghỉ hè ở vùng trung du. Taichi không phải đợi lâu, chỉ chốc sau, đã thấy ông xuất hiện từ xa, trên người là chiếc áo lông to xù. Em hớn hở chạy đến ôm lấy cổ ông, rồi cả hai ông cháu cùng vào xếp hàng mua vé về lại nhà ông. Không ngờ, khi đến lượt mình mua rồi, ông mới nhớ đã bỏ quên ví trên chuyến tàu vừa đi ban nãy. Ông lúng túng không biết làm sao, lục tung tất cả các túi trên người đến nỗi vã cả mồ hôi trong khi ngoài trời lạnh buốt vì có bão tuyết. Cuối cùng, ông đành phải hỏi mượn cô bán vé 50 đô-la để mua vé tàu và hứa sẽ trả lại cho cô ngay hôm ấy. Vì nền văn hóa Nhật Bản luôn dành cho người già sự tôn kính đặc biệt, cô nhân viên tin lời ông và cho mượn tiền mua vé. Một tiếng sau, tàu đến quê nhà của ông nơi vùng trung du. Nhưng nào đã xong, hai ông cháu phải đi bộ tiếp hơn 15 phút trong thời tiết khắc nghiệt mới về được tới nhà. Người mệt mỏi, ướt sũng, nhưng điều đầu tiên ông làm là tới ngay hộc bàn lấy ra một ít tiền rồi bảo: - Bây giờ, ông phải đi ngay cháu ạ. Cháu cứ ở nhà chờ ông nhé. - Ông ơi, cháu đói lắm. - Taichi rên rỉ. - Ông ở nhà làm bánh nướng cho cháu ăn đi! Ba ngày nữa, thế nào mình cũng quay trở lại ga mà. Khi đó ông trả tiền cũng được. Khoác vào người chiếc áo choàng, người ông 60 tuổi đặt tay lên vai cháu, nhẹ nhàng giải thích: 19
  12. - Cháu này, đêm nay ông phải tới ga trước khi quầy bán vé đóng cửa. Đây không phải là chuyện tiền bạc, mà là danh dự của con người. Ông đã hứa với cô bán vé sẽ trả tiền lại vào ngày hôm nay và một khi đã hứa thì chúng ta phải luôn giữ lời, cháu ạ. (Theo Hạt giống tâm hồn, Những câu chuyện cuộc sống, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.111-112) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Lí do nào khiến cô nhân viên bán vé đã cho ông của Taichi mượn tiền? Anh/chị nhận xét gì về hành động của cô nhân viên bán vé? Câu 3. Tại sao ông của Taichi quay lại trả tiền ngay trong đêm dù phải trải qua thời tiết khắc nghiệt? Câu 4. Bài học sâu sắc mà anh/chị rút ra được sau khi đọc văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Thực hiện và giữ lời hứa trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng, Cho chếnh chuáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuấn hồng, ta muốn cắn vào ngươi ! (Trích: Vội Vàng - Xuân Diệu) Hết ĐỀ 08 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tha thứ là hành động rất cần thiết và nó chính là quá trình biến đổi con người bạn. Bạn phải sẵn lòng tha thứ cho bất kì người nào hay tình huống nào khiến bạn đau khổ, hãy giải phóng cho họ/chúng. Nếu cứ giữ mãi những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực cũ ấy, bạn 20
  13. sẽ chỉ tự làm hại mình và hấp dẫn thêm nhiều điều tiêu cực khác. Người ta nói việc bạn không sẵn lòng tha thứ cho một ai đó cũng giống như việc bạn đang uống thuốc độc nhưng lại trông chờ vào người khác chết vậy! Vậy nên hãy ban phúc cho người đó, hoặc tình huống đó và cầu chúc cho họ được mạnh khoẻ, cho chúng được tốt đẹp. Hãy tha thứ cho họ hoặc cho chúng. Và nếu cần, hãy sẵn lòng tha thứ cho chính bản thân mình nữa. Bằng cách tỏ lòng biết ơn quá khứ tích cực và giải phóng quá khứ tiêu cực của mình, bạn có thể dọn chỗ cho một tương lai tươi sáng hơn. Tha thứ thật sự giống như một chất gột rửa cực mạnh, nó sẽ tẩy rửa bạn thật sạch sẽ và giúp bạn được tự do. Đó là một quá trình có sức mạnh vô cùng lớn lao, một quá trình ngay lập tức đưa bạn từ nơi chỉ có đau thương và giận dữ sang nơi có tần số rung cảm yêu thương cao hơn. (Trích Người nam châm, Jack Canfield và D.D.Watkins, Thu Huyền - Thanh Minh dịch, NXB Lao động - Xã hội, 2017, tr. 53-54) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Tác giả đã so sánh việc bạn không sẵn lòng tha thứ cho một ai đó với hình ảnh nào? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao Tha thứ thật sự giống như một chất gột rửa cực mạnh, nó sẽ tẩy rửa bạn thật sạch sẽ và giúp bạn được tự do? Câu 4. Anh/Chị sẽ ứng xử thế nào khi gặp người nào hay tình huống nào khiến bạn đau khổ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ gợi ý của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống. 2. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Hết ĐỀ 09 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi 21
  14. nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. (1) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (2) Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (3) (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, tại sao con người phải khiêm tốn?. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất (1). Câu 4. Nêu nhận xét của anh/chị về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 1. Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tính khiêm tốn trong cuộc sống. 2. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ? (Trích: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Hết 22
  15. ĐỀ 10 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, (3) Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Hổn hển như lời của nước mây, Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Nghe ra ý vị và thơ ngây (2) Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời (4) Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Bao cô thôn nữ hát trên đồi; Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, - “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử ) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Tìm các từ láy được sử dụng trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ? Câu 3. Xác định 02 biện pháp tu từ và tác dụng của 02 biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ: Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Câu 4. Cảm nhận ngắn gọn của anh/ chị về bức tranh mùa xuân và cái tôi trữ tình trong bài thơ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 1. Câu 1 ( 2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” (Hồ Chí Minh) 2. Câu 2 ( 5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Tôi buộc lòng tôi với mọi người Mặt trời chân lí chói qua tim Để tình trang trải với trăm nơi Hồn tôi là một vườn hoa lá Để hồn tôi với bao hồn khổ Rất đậm hương và rộn tiếng chim Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 23
  16. (Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2019) Hết ĐỀ 11 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Cánh buồm gương, to như mảnh hồn làng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (Quê hương - Tế Hanh) Câu 1. Xác định thể loại của đoạn thơ? Câu 2. Hình ảnh “Làng tôi” trong đoạn thơ hiện lên như thế nào? Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của các biện phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” Câu 4. Đoạn thơ trên mang lại cho anh/chị cảm xúc gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đối với mỗi người? Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. Hết 24