Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023

1. Dòng nào dưới đây là phương châm sống của Lê Hữu Trác 
a. ''Luyện cho câu văn thật hay và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’ 
b. ''Mài lưỡi gươm cho sắc và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’ 
c. ''Gác lại chuyện văn chương mà đem hết tâm lực chữa bệnh cho mọi người’’ 
d. ''Ngoài việc luyện câu văn thật hay, mài lưỡi gươm cho thật sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh 
cho người’’. 
2. “Thượng kinh kí sự” là tập sách được viết bằng: 
a. Chữ Hán 
b. Chữ Nôm 
c. Viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm 
d. Viết bằng chữ Nôm rồi dịch ra chữ Hán 
3. Dòng nào dưới đây không phải là nội dung của “Thượng kinh kí sự”?

a. Ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ 
tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc. 
b. Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa và đầy quyền lực nơi phủ chúa 
c. Tỏ tháo độ xem thường danh lợi 
d. Thể hiện mong ước được cuộc sống tự do 
4. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả kí sự đã giới thiệu như thế nào về xuất thân của mình? 
a. Xuất thân nông dân, con nhà nghèo hèn 
b. Xuất thân nơi phủ chúa, nay đã về nơi điền dã 
c. Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa 
d. Cả a, b, c đều sai 

pdf 9 trang Yến Phương 22/02/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_202.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM 2022-2023 1. Lý thuyết 1.1. Về nội dung: - Phần Đọc - hiểu tác phẩm văn học: Nắm vững Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, đề tài, cốt truyện, nhân vật, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ, các yếu tố nghệ thuật nổi bật thuộc lòng các tác phẩm thơ. Chú ý thực hành đọc-hiểu, phân tích, bình giá các văn bản tác phẩm. - Phần Tiếng Việt và Làm văn: Nắm vững tất cả các nội dung lí thuyết đồng thời chú ý phần Thực hành và Rèn luyện kĩ năng. 1.2. Về hình thức: - Cần thấy được yêu cầu của tính chất tích hợp của ba phân môn Đọc - hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các phần Thực hành, Rèn luyện kĩ năng của cả ba phân môn. - Cấu trúc một bài Kiểm tra - Đánh giá cuối học kì gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận với tỉ lệ thông thường 3/7 hoặc 4/6. - Phần trắc nghiệm kiểm tra kiến thức cả ba phân môn. - Phần tự luận sẽ được chia nhỏ và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. 2. Bài tập 2.1. Trắc nghiệm Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng (phương án in đậm là đáp án đúng) 1. Dòng nào dưới đây là phương châm sống của Lê Hữu Trác a. ''Luyện cho câu văn thật hay và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’ b. ''Mài lưỡi gươm cho sắc và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’ c. ''Gác lại chuyện văn chương mà đem hết tâm lực chữa bệnh cho mọi người’’ d. ''Ngoài việc luyện câu văn thật hay, mài lưỡi gươm cho thật sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người’’. 2. “Thượng kinh kí sự” là tập sách được viết bằng: a. Chữ Hán b. Chữ Nôm c. Viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm d. Viết bằng chữ Nôm rồi dịch ra chữ Hán 3. Dòng nào dưới đây không phải là nội dung của “Thượng kinh kí sự”?
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai a. Ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc. b. Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa và đầy quyền lực nơi phủ chúa c. Tỏ tháo độ xem thường danh lợi d. Thể hiện mong ước được cuộc sống tự do 4. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả kí sự đã giới thiệu như thế nào về xuất thân của mình? a. Xuất thân nông dân, con nhà nghèo hèn b. Xuất thân nơi phủ chúa, nay đã về nơi điền dã c. Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa d. Cả a, b, c đều sai 5. Tác giả tự hào “chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết”, duy chỉ có: a. Việc xử án ở chốn công đường là chưa từng được làm qua b. Cảnh giàu sang nơi phủ chúa là chưa được hưởng thụ c. Những việc trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi d. Cả a, b 6. Trước cảnh giàu sang và uy quyền nơi phủ chúa, thái độ của tác giả ra sao? a. Ngạc nhiên và thán phục b. Thích thú c. Coi thường và thờ ơ d. Gồm a,c 7. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”thể hiện nổi bật nhất giá trị gì? a. Giá trị hiện thực b. Giá trị nhân đạo c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai 8. Sự băn khoăn, trăn trở của Lê Hữu Trác khi kê đơn thuốc cho thế tử thể hiện rõ nhất điều gì ở vị danh y? a. Sự coi thường danh lợi b. Sự kín đáo c. Cái tâm của người thầy thuốc d. Sự khao khát một cuộc sống tự do, phóng túng 9. Dấu ấn cá nhân không được thể hiện ở những phương diện nào dưới đây?
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai a. Việc chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, phong cách kết hợp từ. b. Việc tạo ra những quy tắc chung của ngôn ngữ c. Việc tạo ra các từ mới d. Cả a, c và b đều đúng. 10. Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ? a. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học b. Tôi muốn tắt nắng đi c. Công ty đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy d. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió 11. Trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, cụm từ “học nói” có nghĩa là gì? a. Học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp với người xung quanh b. Tạo ra những nét riêng trong lời nói cá nhân. 12. Nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là gì? a. Phê phán giai cấp phong kiến b. Châm biếm những hiện tượng lố bịch trong xã hội c. Đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc lứa đôi d. Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên 13. Thể thơ Nôm xuất hiện ở nước ta vào thời gian nào? a. Đầu thế kỉ X b. Cuối thế kỉ XIII c. Đầu thế kỉ XIV d. Đầu thế kỉ XV 14. Thơ Nôm đưòng luật là một thể lọai văn học sử dụng hầu như nguyên vẹn hình thức, niêm luật thơ Đường, nhưng được viết bằng chữ Nôm. Nhân định này: a. Đúng b. Sai 15. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương? a. Viết nhiều về đề tài phụ nữ b. Thơ giàu cảm hứng trào phúng mà vẫn sâu đậm chất trữ tình c. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo nhất, giá trị nhất là ở mảng thơ chữ Hán 16. Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây?
  4. a. “Tự tình” thể hiện bi kịch của nhân vật trữ tình b. “Tự tình” thể hiện khát vọng sống của nhân vật trữ tình c. “Tự tình” thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình d. Cả a, b, c đều đúng 17. Bi kịch của nhân vật trữ tình trong “Tự tình” là bi kịch gì? a. Bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận b. Bi kịch của người làm lẽ c. Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ nam quyền d. Cả a, b, c đều đúng 18. Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Tự tình” là gì? a. Sử dụng thủ pháp đảo ngữ b. Sử dụng các thành ngữ c. Sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh d. Sử dụng thủ pháp đối lập 19. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình: a. Có nhiều người đỗ đạt, làm quan b. Nông dân nghèo c. Quan lại sa sút d. Thương nhân 20. Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng cười mang âm hưởng? a. Sâu sắc, thâm trầm b. Mạnh mẽ, quyết liệt c. Chua chát d. Hóm hỉnh 21. Điểm khác biệt của thơ văn Nguyễn Khuyến với thơ văn ở ẩn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? a. Tính chất “tải đạo” rất sâu sắc b. Buông mình theo thói tục c. Coi trọng khí tiết d. Mặc cảm về sự bất lực 22. Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ”?
  5. a. Thu điếu b. Thu ẩm c. Thu vịnh d. Vịnh núi An Lão 23. Cảnh thu trong bài “Thu điếu” không được miêu tả bằng dấu hiệu nào dưới đây? a. Làn nước trong veo b. Làn sương thu c. Những đám mây lơ lửng d. Bầu trời xanh ngắt 24. Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến? a. Cảnh thu trong bài gợi nỗi buồn tiếc nuối b. Cảnh thu trong bài đẹp, xôn xao lòng người c. Cảnh thu trong bài đẹp nhưng tỉnh lặng và đượm buồn d. Cảnh thu trong bài nhuốm trọn nỗi buồn mất nước 25. Câu “cá đâu đớp động dưới chân bèo” thể hiện điều gì? a. Gợi cái tĩnh lặng của không gian b. Người đi câu không chú trọng vào việc câu cá c. Gợi hình ảnh về cái đẹp của làng quê d. Gồm a, b 26. Thao tác nào dưới đây không thuộc khâu phân tích đề? a. Xác định các từ ngữ then chốt trong đề bài b. Xác định các ý lớn của bài viết c. Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức d. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng 27. Hình ảnh bà Tú trong bài “Thương vợ” được khắc họa bằng bút pháp: a. Tả thực b. Tượng trưng c. Lãng mạn 28. “Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tú Xương vì: a. Cảm xúc thơ chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc b. Lời thơ, ý thơ vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai c. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, hài hướ c d. C ả a,b, c 29. Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười : a . Châm biếm sâu cay b . Đ ả kích quyết kiệ t c . Tự trào mang sắc thái ân hận, ngậm ngùi pha giọng tâm tình tha thiế t d . C ả a,b, c 30. Nhận định nào dưới đây v ề Nguyễn Khuyến không chính xác : a . Ông là người có tài năng và cốt cách thanh cao b . Ông có tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiế t c . Khi từ quan, ông dùng ngòi bút tấn công trực diện và mạnh m ẽ vào bọn bán nước và cướp nướ c d . Ông sống trọn đời giản d ị và thanh bạch ĐÁP ÁN 1, D 11, A 21, D 2, A 12, C 22, A 3, A 13, B 23, B 4, C 14, A 24, C 5, C 15, C 25, D 6, C 16, D 26, B 7, A 17, A 27, A 8, C 18, C 28, A 9, B 19, A 29, D 10, B 20, A 30, C 2.2 . Tự luận Câu 1 . Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân . Câu 2 . Phân tích bức tranh phố huyện lúc v ề đêm cho đến khi đoàn tàu chạy qua trong tác phẩm Hai đứ a tr ẻ của Thạch Lam. ĐÁP ÁN Câu 1 . 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có th ể coi ông là một định nghĩa v ề người ngh ệ sĩ .
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ. - Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù. 2. Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao a. Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ: * Tài gắn liền với danh: - Huấn Cao viết chữ đẹp nên nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn: vùng Tỉnh Sơn. - Viên quản ngục và thầy thơ lại cũng biết tiếng. * Cái tài gắn với sự khao khát, nể trọng của người đời: - Viên quản ngục khao khát có được chữ ông Huấn Cao để treo trong nhà. - Viên quản ngục biệt nhỡn qua ánh nhìn, qua hành động biệt đãi => Đây không phải một cái tài bình thường mà nó đạt đến độ phi thường và siêu phàm. b. Vẻ đẹp của thiên lương: - “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”: + “Khoảnh”: có phần kiêu ngạo về tài năng viết chữ của mình, có ý thức về giá trị của tài năng ấy, tôn trọng tài năng, sử dụng nó như một món quà mà thượng đế trao cho mình nên chỉ trao nó cho những tấm lòng trong thiên hạ. -“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” -> khí chất, quan điểm của Huấn Cao. -“Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” -> tấm lòng của Huấn Cao với những con người yêu cái đẹp, trọng cái tài. c.Vẻ đẹp của khí phách: * Tinh thần nghĩa hiệp: - Là người giỏi chữ nghĩa nhưng không đi theo lối mòn, dám cầm đầu một cuộc đại phản chống lại triều đình mà ông căm ghét. * Tư thế đàng hoàng, hiên ngang, bất khuất: - Hành động Huấn Cao cùng các bạn tù giỗ gông. Huấn Cao ở vị trí đầu thang gông – ngay trong tình thế bi đát vẫn đứng ở vị trí chủ soái. - Trước lời đe dọa của tên lính áp giải tù, Huấn Cao không hề để tâm, coi thường, vẫn lạnh lùng chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống nền đá tảng * Bản lĩnh cứng cỏi, không sợ quyền uy và không sợ cái chết: - Cách Huấn Cao đón nhận sự biệt đãi của viên quản ngục.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Khi viên quản ngục xuống tận phòng giam hỏi han ân cần, chu đáo, Huấn Cao tỏ ra khinh bạc đến điều: “Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. - Vào thời điểm nhận tin dữ (ngày mai vào kinh chịu án chém), Huấn Cao bình tĩnh, mỉm cười. d. Sự tỏa sáng của ba vẻ đẹp trong cảnh cho chữ: * Vẻ đẹp tài hoa: - Tài năng của Huấn Cao không còn là những lời đồn đại nữa, nó đã hiện thành hình: “những nét chữ vuông tươi tắn ” * Vẻ đẹp khí phách: - Trái với sự lo lắng của viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao rất thản nhiên đón nhận, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lặng người ái ngại cho viên quản ngục. - Không để tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào những nét chữ mà mình đang tạo ra. * Vẻ đẹp thiên lương: - Hiểu ra tấm lòng của quản ngục. - Quan niệm: không được phụ lòng người -> trong những giây phút cuối đời đã viết chữ dành tặng viên quản ngục, dành tặng cho tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ. - Đỡ viên quan coi ngục đứng thẳng dậy, đưa ra những lời khuyên chí tình. e. Tổng hợp đánh giá về nhân vật: * Nguyên mẫu: Cao Bá Quát: - Cùng họ Cao, giữ chức coi sóc việc học ở địa phương. - Huấn Cao là người tử tù, dám cầm đầu đội quân chống lại triều đình. Cao Bát Quát là thủ lĩnh, quân sư cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mỹ Lương – Hà Tây chống lại triều đình rồi cũng bị kết án tử hình. - Cùng được tôn vinh vì tài năng viết chữ đẹp. - Sự cúi đầu trước Huấn Cao của quản ngục cũng giống như câu thơ của Cao Bá Quát:“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn: + Là con người tài hoa tài tử, khác thường. + Dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại và thủ pháp đối lập. - Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, dùng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc cổ kính, gợi về cái đẹp của một thời vang bóng. * Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải: - Quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: luôn cho rằng cái đẹp phải gắn liền với cái thiện. - Thông điệp: cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Thông qua việc ca ngợi Huấn Cao tác giả tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tôn vinh một trang anh hùng dũng liệt -> Ca ngợi Huấn Cao là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước. Câu 2. 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. Phân tích * Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người * Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. * Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: - Khi tàu đến: + Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ + Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới; lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh. => Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc. Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện. - Tàu đi qua: + Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối → Nuối tiếc, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội. => Đoàn tàu là biểu tượng về một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn trong ước mơ của những người dân nơi phố huyện nghèo. * Tâm trạng của Liên: - Gần gũi với thiên nhiên, với phố huyện - Nhớ những kỉ niệm về Hà Nội - “một vùng sáng rực và lấp lánh” - Cảm thông, dõi theo cuộc sống của những mảnh đời nghèo khổ nơi phố huyện - Cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya => Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đôn hậu. => Chờ đợi đoàn tàu trong niềm nuối tiếc về quá khứ, về Hà Nội, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa; ước mơ về một thế giới khác đi qua, rực rỡ, vui tươi, tràn đầy âm thanh và ánh sáng. * Nghệ thuật: Nghệ thuật đối lập, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu 3. Kết thúc vấn đề: Qua nhân vật Liên nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực; sự đồng cảm, trân trọng với ước mơ, khát vọng của con người.