Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 11
1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ TÁC DỤNG:
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi
cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho
thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và
tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài
hước.
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi
cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho
thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và
tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài
hước.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 11
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ TÁC DỤNG: * So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. * Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. * Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. * Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. * Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. * Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh. * Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước. 2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật) Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. 2. Miêu tả Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. 3. Biểu cảm Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 4. Nghị luận Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 5. Thuyết minh Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải một cách chính xác và khách quan về
- một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử 6. Hành chính - công vụ Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí. 3. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ: *- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ *- Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập *- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp. *- Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. *- Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
- *- Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi). 4. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - Nghị luận là bàn bạc, đánh giá một vấn đề, trong đó, nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống. - Nghị luận xã hội gồm có hai dạng: + Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. + Nghị luận về một hiện tượng đời sống. * Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội ) Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí. Bước 2 : Bàn luận - Phân tích mặt đúng. - Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề. Bước 3: Mở rộng. - Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. - Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. - Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
- (Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề. Phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng. Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc). Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động. * Nghị luận về một hiện tượng đời sống là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán. Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài. - Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh )cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận. - Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng) Bước 2: Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề. - Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực. - Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực. - Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt. Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân. Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp. 5. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC KHÓC DƯƠNG KHUÊ
- (NGUYỄN KHUYẾN) I. TÌM HIỂU CHUNG: Vài nét về tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Hai câu đầu: Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất. Câu thơ như một tiếng thở dài. Nỗi mất mát ngậm ngùi như chia sẻ với trời đất. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào, xót xa. - Từ câu 3 đến 22: Tình bạn chân thành, chung thủy gắn bó. Tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc. - Những câu thơ còn lại: Nỗi hụt hẫng mất mát. Mất bạn, Nguyễn Khuyến hụt hẫng, như mất đi một phần cơ thể. Những hình ảnh, điển tích càng tăng thêm nỗi trống vắng khi bạn không còn. 2) Nghệ thuật: Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất, lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng. 3) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy, gắn bó, hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910- 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. 2) Tác phẩm: Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan)
- II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Nhân vật Huấn Cao: + Mang cột cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đạp trong sáng của người có thiên lương, + vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. => Qua hình tuợng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. - Nhân vật quản ngục: Có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và biệt nhỡn liên tài. Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách. 2) Nghệ thuật: - Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao). - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. 3) Ý nghĩa văn bản: “Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA I. TÌM HIỂU CHUNG:
- 1) Tác giả: - Vũ Trọng Phụng (191a - 19䁠9). Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám. Ông nổi tiếng về tiểu thuyết. Truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng sự. Để lại nhiều kiệt tác như : Số đỏ; giông tố; v đê; cơm thầy cơm cô, 2) Tác phẩm: * Giới thiệu tiểu thuyết Số đỏ: Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học - Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7- 10- 19䁠6, in thành sách năm 19䁠8. * Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ. - Nhan đề : Do nhà biên soạn sách đặt. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: a. Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” - Lạ , giật gân, gây sự chú ý - Tang gia > Phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình cụ cố tổ thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ chết - > Hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu => Tình huống trào phúng chính yếu của tác phẩm. b. Niềm “hạnh phúc” của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ. * Niềm “hạnh phúc” của những thành viên trong gia đình - Niềm hạnh phúc chung: cụ cố tổ chết đã đem lại niềm hạnh phúc, sung sướng cho rất nhiều người (tất cả thành viên trong gia đình) vì cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa => Được chia tài sản . Sự chờ đợi bấy lâu của lũ con, cháu, dâu, rể nay đã được thoả mãn. * Niềm “hạnh phúc” riêng của từng thành viên - Cụ cố Hồng(con trai trưởng) : tuy mới 50 tuổi nhưng chỉ mơ ước được gọi là cụ cố, được khen già. Cụ mơ màng nghĩ đến lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu trước sự trầm trồ của nhiều người => Là dịp may, cơ hội để diễn trò già yếu
- - Vợ chồng Văn Minh(cháu nội): sung sướng vì sẽ được một gia tài kha khá từ cái chúc thư của cụ cố tổ. Đồng thời rất bối rối ,đăm chiêu vì không biết thưởng phạt như thế nào với Xuân Tóc Đỏ. - Tiệm may Âu hoá và nhà thiết kế TYPN: là dịp may để lăng xê những mốt trang phục táo bạo nhất khiến cho những ai có tang hạnh phúc ở đời => Quảng cáo, kiếm lợi nhuận. - Cậu tú Tân(cháu) : sướng điên người vì có dịp để dùng đến mấy cái máy ảnh mới mua => Cơ hội hiếm có để cậu Tú giải trí và thể hiện tài nghệ chụp ảnh của mình. - Cô Tuyết( cháu nội ): được dịp để mặc bộ y phục ngây thơ não nùng => Cơ hội để chưng diện, phô bày sự hư hỏng . - Ông Phán mọc sừng(cháu rể) : vô cùng sung sướng vì nhờ cái sừng vô hình của mình mà lại được chia thêm mấy nghìn đồng. => Bằng cách tạo ra những mâu thuẫn trào phúng (bản chất và biểu hiện, hành động và tình huống),VTP đã dựng lên một bức tranh biếm hoạ sinh động của một gia đình đại bất hiếu ,vì tiền bạc, danh lợi và những thứ rởm đời mà đánh mất đạo lí tác giả phê phán, đả kích quyết liệt * “Hạnh phúc” lan ra cả những người ngoài gia quyến - Minđơ, Mintoa: đang thất nghiệp bỗng có việc làm - >có tiền. - Xuân tóc đỏ: uy tín và danh giá cao thêm vì nhờ hắn mà cụ tổ chết. Đồng thời có dịp để đem lại danh giá bất ngờ cho đám ma bằng những vòng hoa đồ sộ và 6 chiếc xe có sư chùa Bà Banh chủ trì. - Bạn thân cụ cố Hồng: có cơ hội để khoe những huân chương ,phẩm hàm và những bộ râu ria. - Hàng phố: vui mừng vì được thoả mãn sự hiếu kì về một đám ma to tát . =>Vô tình, thiếu tình người. c. Cảnh đám ma “gương mẫu” - Báo tin, mời phường kèn rộn rã như đi báo tin vui. - Tổ chức: đủ các loại kèn (Tây, ta, tàu) cùng hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng - Người đưa đám (chia buồn): đông đúc, toàn nam thanh, nữ tú: cười tình với nhau, bình phẩm, chê bai, ghen tuông, hẹn hò nhau, - > Thật là một đám ma to tát gật gù cái đầu
- - Cảnh hạ huyệt: + Tú Tân: tạo dáng, kiểu cho mọi người để chụp ảnh- > sân khấu theo kịch bản. + Bạn Tú Tân: nhảy rầm rộ lên các ngôi mộ khác để chụp ảnh- > Vô văn hoá. + Cụ cố Hồng, ông Phán mọc sừng: cố tỏ ra đau đớn trước giờ phút vĩnh biệt người chết - > Giả tạo => Một đám rước, đám quảng cáo nhố nhăng, ồn ào. lột trần thực tế xã hội thượng lưu ngoài lớp phấn son lòe loẹt cần lên án. 2) Nghệ thuật: - Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, toàn bộ chương XV là một màn hài kịch. - Khai thác yếu tố, đối lập để gây cười. - Tên nhân vật. - Lời nhân vật - Lời nhà văn - Ngôn ngữ sắc sảo, dùng thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa có ý nghĩa châm biếm sâu cay: cái chết kia làm nhiều người sung sướng lắm , tang gia ai cũng vui vẻ cả , thật là một đám ma to tát gật gù cái đầu , - Nghệ thuật đối lập. 3) Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mạt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám. CHÍ PHÈO I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Tác giả: Nam Cao. 2) Tác phẩm: - Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ sự quẩn quanh bế tắc.
- - Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. nhấn mạnh mối tình Chí Phèo - Thị Nở. - Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Hình tượng nhân vật Chí Phèo. * Trước khi ở tù. - Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi cũng không có, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. - Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn Chí Phèo là một người lương thiện. - Năm a0 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên dấm lưng, bóp chân Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm. => Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác. *Sau khi ở tù. - Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen với vợ hắn, vì âm mưa biến Chí Phèo làm tay sai. - Hậu quả của những ngày ở tù: + Hình dạng: biến đổi thành con quo dữ Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm ” Chí Phèo đã đánh mất nhân hình. + Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến. Chí Phèo đã đánh mất nhân tính. => Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
- * Cuộc g p g giữa Chí Phèo và Thị Nở: - Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở, người đàn bà xấu như ma chê quo hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo. - Chí Phèo đã thức tỉnh. + Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau . + Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. - Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: + Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. => Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn. * Bi kịch bị cự tuyệt: - Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo định kiến của xã hội . - Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo: + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở + Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, nắm lấy tay Thị Nở, bị Thị Nở xô ngã, Chí thấy hơi cháo hành, nhưng lại tuyệt vọng, Chí uống rượu và khóc rưng rứt , xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát. - nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí: + Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. + Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngư ng cửa trở về cuộc sống làm người. - nghĩa các câu nói của Chí Phèo trước Bá Kiến. +Tiếng kêu tuyệt vọng, khao khát làm người lương hiện. +Một sự thật phũ phàng, xã hội tước đoạt quyền làm người lương thiện của Con Người. 2) Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- - Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo. - Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic. - Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính. 3) Ý nghĩa văn bản: Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã biến thành quo dữ. - - Hết - -