Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023

1. Ôn tập những vấn đề sau 
a. Nhận biết:  
- Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình, phương thức biểu đạt, thể thơ, các 
biện pháp tu từ, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ. 
- Xác định đối tượng phản ánh, hình tượng nhân vật tôi, phương thức biểu đạt, thành 
ngữ, điển cố, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh... trong văn bản/đoạn trích thuộc thể loại 
kí. 
- Nhận diện được bố cục của bài hát nói, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, 
hình ảnh, chi tiết,... trong văn bản/đoạn trích hát nói. 
- Xác định được mục đích, đối tượng của bài văn tế; cảm xúc, thái độ của tác giả, bố 
cục của bài văn tế, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu 
từ... của văn bản văn tế. 
- Xác định được đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu, các phương thức 
biểu đạt, các biện pháp nghệ thuật, ngôi kể, hệ thống nhân vật... trong văn bản truyện. 
- Nhận diện về nhân vật, hành động kịch, xung đột kịch,... trong văn bản/đoạn trích 
kịch. 
b. Thông hiểu: 
- Hiểu nghĩa của từ/câu thơ trong ngữ cảnh; hiểu được giá trị của các biện pháp tu từ, 
chủ đề, tư tưởng; ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu; ý nghĩa của hình tượng nhân vật,


nghệ thuật trần thuật, cách tạo mâu thuẫn và xung đột kịch, ngôn ngữ kịch, cách triển khai lập 
luận... 
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ, kí, hát nói, văn tế, văn xuôi tự sự, kịch 
được thể hiện trong các văn bản, đoạn trích. 
c. Vận dụng:   
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của 
bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. 
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. 
2. Tìm đọc thêm các tác phẩm thơ, kí, hát nói, văn tế trung đại; truyện ngắn, kịch Việt 
Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 

pdf 17 trang Yến Phương 27/06/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_ho.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 Năm học: 2022 – 2023 *MA TRẬN ĐỀ TT Nội dung Đơn vị kiến thức/kĩ năng Số câu hỏi, tỉ lệ theo mức độ nhận thức Tổng kiến Nhận biết Thông Vận Vận thức/kĩ hiểu dụng dụng cao năng 1 Đọc hiểu Đọc hiểu các văn bản, đoạn 2 1 1 0 4 (ngữ liệu trích thuộc các thể loại: (15%) (10%) (5%) ngoài văn - Thơ trung đại bản học - Văn tế trung đại chính thức - Hát nói trung đại trong - Truyện hiện đại Việt Nam SGK) (trước CM/8/1945) 2 Làm văn - Nghị luận về tư tưởng, 5% 5% 5% 5% 1 (*) (Viết đoạn đạo lí văn NLXH khoảng 150 - Nghị luận về một hiện chữ) tượng đời sống 3 Làm văn Nghị luận về văn bản/đoạn 20% 15% 10% 5% 1 (*) (Viết bài trích được học chính thức: văn nghị - Thơ trung đại luận) - Văn tế trung đại - Hát nói trung đại - Truyện hiện đại Việt Nam (trước CM/8/1945) Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% % A. PHẠM VI ÔN TẬP PHẦN I. ĐỌC HIỂU 1. Ôn tập những vấn đề sau a. Nhận biết: - Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình, phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, trong bài thơ/đoạn thơ. - Xác định đối tượng phản ánh, hình tượng nhân vật tôi, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản/đoạn trích thuộc thể loại kí. - Nhận diện được bố cục của bài hát nói, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, hình ảnh, chi tiết, trong văn bản/đoạn trích hát nói. - Xác định được mục đích, đối tượng của bài văn tế; cảm xúc, thái độ của tác giả, bố cục của bài văn tế, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ của văn bản văn tế. - Xác định được đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu, các phương thức biểu đạt, các biện pháp nghệ thuật, ngôi kể, hệ thống nhân vật trong văn bản truyện. - Nhận diện về nhân vật, hành động kịch, xung đột kịch, trong văn bản/đoạn trích kịch. b. Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ/câu thơ trong ngữ cảnh; hiểu được giá trị của các biện pháp tu từ, chủ đề, tư tưởng; ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu; ý nghĩa của hình tượng nhân vật,
  2. nghệ thuật trần thuật, cách tạo mâu thuẫn và xung đột kịch, ngôn ngữ kịch, cách triển khai lập luận - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ, kí, hát nói, văn tế, văn xuôi tự sự, kịch được thể hiện trong các văn bản, đoạn trích. c. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. 2. Tìm đọc thêm các tác phẩm thơ, kí, hát nói, văn tế trung đại; truyện ngắn, kịch Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 PHẦN II: LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Ôn tập và rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 150 chữ về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống. - Chú ý đảm bảo bố cục và dung lượng, cách diễn đạt - Sơ đồ hóa dàn ý: + Nghị luận về tư tưởng đạo lí Mở đoạn Nêu tư tưởng đạo lí cần bàn - Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bằng luận một câu tổng quát. Thân Giải thích (là gì) - Giải thích từ ngữ, giải thích ý nghĩa cả câu. đoạn Phân tích, chứng minh (Tại - Phân tích tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng, sao? Như thế nào?) chứng minh. Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Lật ngược vấn đề. - Phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược. Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và - Nhận thức ý nghĩa, tính đúng đắn, tác dụng hành động. của tư tưởng. - Hành động. + Nghị luận về hiện tượng đời sống Mở đoạn Nêu hiện tượng đời sống cần - Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bằng bàn luận một câu tổng quát. Thân Thực trạng - Nêu các biểu hiện của vấn đề. đoạn Nguyên nhân - Trả lời câu hỏi vì sao dẫn tới hiện tượng đó. Hậu quả - Chỉ ra các mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng đời sống. Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và - Vấn đề cần được nhận thức như thế nào? hành động. Cần hành động ra sao? 2. Nghị luận văn học a. Phạm vi: - Tác phẩm kí trung đại: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác. - Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). - Các tác phẩm thơ trung đại: Thương vợ (Tú Xương); Tự tình (Hồ Xuân Hương); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát).
  3. - Các tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao). - Tác phẩm kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng). b. Nội dung cụ thể: + Vào phủ chúa Trịnh: - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: - Vẻ đẹp bi tráng, bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. - Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương vĩ đại của dân tộc. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng, kết hợp chất trữ tình và hiện thực; ngôn ngữ bình dị, trong sáng sinh động. + Thương vợ: - Hình ảnh bà Tú và những phẩm chất đẹp của phụ nữ Việt Nam. - Hình ảnh ông Tú và tấm lòng thương vợ hiếm có. - Đặc sắc nghệ thuật: sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian. + Tự tình: Nỗi niềm tâm sự và khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ Xuân Hương + Câu cá mùa thu: - Bức tranh làng quê Bắc Bộ đẹp và tĩnh lặng trong những ngày thu. - Tâm sự thời thế của tác giả. - Đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật và những sáng tạo độc đáo của tác giả. + Bài ca ngất ngưởng: - Phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. - Hiểu đúng khái niệm “ngất ngưởng” để không nhằm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại. + Bài ca ngắn đi trên bãi cát: - Tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. - Mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể. + Hai đứa trẻ: - Niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. - Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam. + Chữ người tử tù: - Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. - Đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình. + Chí Phèo: - Các nhận vật trong truyện và giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. + Hạnh phúc của một tang gia:
  4. I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu dưới: Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.” ( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2: Tìm các từ láy và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những từ láy đó trong văn bản? Câu 3: Nhận xét về câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản về phương diện hình thức có gì khác so với các câu thơ trong bài? Điều khác đó cho chúng ta thấy được điều gì trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài? Câu 4: Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn ( Khoảng 01 trang giấy ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay ? Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ-Trần Tế Xương-Sgk Ngữ văn 11,tập 1-NXB GD) C2: ĐỀ LUYỆN TẬP Làm văn NLVH ( Các tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao); Tác phẩm kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng). ( Giáo viên hướng dẫn hs ôn luyện tiếp các đề sau ) ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
  5. Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi. Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần. (Trích Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165-166) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, cây hoàng lan được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Thanh khi trở về dưới bóng hoàng lan trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích sau: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói nên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 113 -114) ĐỀ 02 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
  6. Đi không, há lẽ trở về không? Cái nợ cầm thư phải trả xong! Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Trong cuộc trần ai, ai dễ biết? Rồi ra mới rõ mặt anh hùng (Đi thi tự vịnh, Trích Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983) Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh nói đến việc học hành thi cử của nhân vật trữ tình. Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ được thể hiện trong hai câu thơ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” Câu 4. Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất với anh/ chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay đối với quê hương, đất nước. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật quản ngục trong đoạn trích sau: Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương. Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chùa canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kẻng và mõ rất đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vẳng từ làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống chân trời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay lên cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ. Nơi góc án thư vàng đã nhọt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vơi lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy. Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ. Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt. Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu. (Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 109 -110)
  7. ĐỀ 03 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn. Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra. - "À, bác cả Sĩ đã về rồi". Lần nào hàng bác cũng bán hết sớm, bác cũng ra về trước vì nhà có con mọn. Còn cô, cô cũng có thể về sớm được vì chợ chiều cũng vắng người mua. Nhưng cô còn cứ vui chị vui em, lần khần ở lại (Trích Cô hàng xén, Thạch Lam, NXB Văn hoá Thông tin, 2007) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả làng quê Việt Nam bình dị trong câu văn: Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Câu 3: Tâm trạng của nhân vật cô Tâm khi quẩy gánh hàng xén trở về nhà? Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 150) chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống của mỗi người. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo được Nam Cao thể hiện qua trích đoạn sau: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. (Trích Chí Phèo, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.153-154) .ĐỀ 04 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: MỜI TRẦU (Hồ Xuân Hương) Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi
  8. (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 1987) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ? Câu 3: Ý nghĩa của cách tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Câu 4: Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi gợi cho anh chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 150) chữ trình bày ý nghĩa của việc bày tỏ thái độ, tình cảm chân thành trong cuộc sống. Câu 2: Cảm nhận bức tranh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong đoạn trích sau: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. - Em thắp đèn lên chị Liên nhé? Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: - Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi. An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chỏng ngồi; chiếc chỏng nan lún xuống và kêu cót két. - Cái chỏng này sắp gãy rồi chị nhỉ? - Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào. Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đ̣n gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. (Trích Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.95-96) ĐỀ 05 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu dưới: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
  9. (Trích Thu vịnh, Nguyễn Khuyến, Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục 2000, tr.49) Câu 1: Xác định đề tài của văn bản trên. Câu 2: Khung cảnh thiên nhiên được gợi lên bằng những hình ảnh nào? Câu 3: Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các từ: xanh ngắt, lơ phơ, hắt hiu Câu 4: Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên mùa thu trong văn bản. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý nghĩa của tình yêu thiên nhiên trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của Liên được thể hiện trong đoạn trích sau: Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chỏng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra An trỏ tay bảo chị: - Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi. Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống, nhóm lại lửa, thổi vào cái nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ. An là Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rơ rệt, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chỏng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh. (Trích Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.97-98) Hết