Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023

1. Ôn tập những vấn đề sau  
a. Nhận biết:  
- Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.  
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn 
thơ. 
- Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ.  


b. Thông hiểu: 
- Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật 
của bài thơ/đoạn thơ.  
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 
Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể 
hiện trong bài thơ/đoạn thơ. 
c. Vận dụng:   
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản 
thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.  
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. 
- Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại. 
2. Tìm đọc thêm các tác phẩm thơ Việt Nam buổi giao thời đầu thế kỉ XX và Thơ 
mới. 

pdf 13 trang Yến Phương 27/06/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_11_nam_ho.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM GIA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 Năm học 2022 – 2023 A. MA TRẬN ĐỀ TT Nội dung Đơn vị Số câu hỏi, tỉ lệ theo mức độ Tổng kiến thức, kiến thức/ kĩ năng nhận thức số kĩ năng Nhận Thông Vận Vận câu biết hiểu dụng dụng thấp cao 1 Đọc hiểu Đọc hiểu các văn bản, 2 1 1 0 4 (ngữ liệu đoạn trích thuộc chủ đề (15%) (10%) (5%) ngoài văn thơ Việt Nam buổi giao bản học thời và Thơ mới. chính thức trong SGK) 2 Làm văn - Nghị luận về tư tưởng 5% 5% 5% 5% 1 (viết đoạn đạo lí văn nghị - Nghị luận về hiện luận xã hội tượng đời sống khoảng 150 chữ) 3 Làm văn - Nghị luận về văn bản/ 20% 15% 10% 5% 1 (viết bài đoạn trích được học văn nghị chính thức thuộc chủ đề luận) thơ Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến trước 1945. Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% % B. PHẠM VI ÔN TẬP PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1. Ôn tập những vấn đề sau a. Nhận biết: - Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, trong bài thơ/đoạn thơ.
  2. b. Thông hiểu: - Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. c. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại. 2. Tìm đọc thêm các tác phẩm thơ Việt Nam buổi giao thời đầu thế kỉ XX và Thơ mới. PHẦN II: LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Ôn tập và rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 150 chữ về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống. - Chú ý đảm bảo bố cục và dung lượng, cách diễn đạt - Sơ đồ hóa dàn ý: + Nghị luận về tư tưởng đạo lí Mở đoạn Nêu tư tưởng đạo lí cần bàn - Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận luận bằng một câu tổng quát Thân đoạn Giải thích (là gì) - Giải thích từ ngữ, giải thích ý nghĩa cả câu. Phân tích, chứng minh (Tại - Phân tích tác dụng, ý nghĩa của tư sao? Như thế nào?) tưởng, chứng minh. Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Lật ngược vấn đề. - Phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược. Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và - Nhận thức ý nghĩa, tính đúng đắn, hành động. tác dụng của tư tưởng. - Hành động. + Nghị luận về hiện tượng đời sống Mở đoạn Nêu hiện tượng đời sống cần - Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bàn luận. bằng một câu tổng quát. Thân đoạn Thực trạng - Nêu các biểu hiện của vấn đề. Nguyên nhân - Trả lời câu hỏi vì sao dẫn tới hiện tượng đó
  3. Hậu quả - Chỉ ra các mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng đời sống. Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và - Vấn đề cần được nhận thức như thế hành động. nào? Cần hành động ra sao? 2. Nghị luận văn học a. Phạm vi - Tác phẩm thơ Việt Nam buổi giao thời: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu). - Tác phẩm thơ thuộc phong trào Thơ mới: Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận). b. Nội dung cụ thể - Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu): + Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ Cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. + Giọng thơ tâm huyết, có sức lay động mạnh mẽ. - Vội vàng (Xuân Diệu): + Niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. + Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc. + Giọng điệu say mê, sôi nổi. + Những sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh. - Tràng giang (Huy Cận): + Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương, đất nước của tác giả. + Màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. C. ĐỀ MINH HỌA SỞ GD-ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2 Năm học: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 11 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: CHÂN QUÊ (1)Hôm qua em đi tỉnh về (3)Nói ra sợ mất lòng em Đợi em ở mãi con đê đầu làng Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Như hôm em đi lễ chùa Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! (2)Nào đâu cái yếm lụa sồi? (4)Hoa chanh nở giữa vườn chanh Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Thầy u mình với chúng mình chân quê Nào đâu cái áo tứ thân? Hôm qua em đi tỉnh về Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.”
  4. (Nguyễn Bính) Câu 1: Xác định hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ ? Câu 2: Trong hoài niệm của nhân vật trữ tình, “em” trong khổ (2) bài thơ hiện lên với những trang phục “Chân quê ” như thế nào? Câu 3: Xác định 02 biện pháp nghệ thuật và tác dụng của 02 biện pháp nghệ thuật đó trong khổ hai của bài thơ? Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nhắn nhủ với “em” điều gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày một số giải pháp của mình về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ chúng ta trong thời đại ngày nay? Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về tình yêu cuộc sống trần thế của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11 – NXBGD tập 2 trang 22) Hết SỞ GD-ĐT BẮC GIANG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn, Lớp: 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 * Hình tượng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: Chàng trai 0,75 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định đúng nhân vật trữ tình là “tác giả” hay “tôi” ,“anh”cũng cho điểm tối đa 2 * Trong hoài niệm của nhân vật trữ tình, “em” trong khổ (2) bài thơ hiện lên với 0,75 trang phục “Chân quê” : cái yếm lụa sồi”, “cái dây lưng đũi”, “cái áo tứ thân”, “cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” Hướng dẫn chấm:
  5. - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 2/5 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được 1 /5 yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh viết lại nguyên văn đoạn thơ không cho điểm 3 * Hai biện pháp nghệ thuật và tác dụng nghệ thuật của 02 biện pháp nghệ 1,0 thuật đó trong khổ (2) của bài thơ : - Liệt kê: “cái yếm lụa sồi”, “ cái dây lưng đũi”, “ cái áo tứ thân”, “ cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” à Tác dụng: Nhấn mạnh những trang phục của thôn quê, trong sự đối lập trước sự thay đổi của người yêu ở khổ (1); Đồng thời thể hiện sự nuối tiếc, muốn níu kéo những nét đẹp truyền thống giản dị của người yêu ở chàng trai. - Câu hỏi tu từ cùng điệp ngữ ( Nào đâu Nào đâu ? à Tác dụng: bộc lộ rõ sự trách móc, nuối tiếc của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 * Nhân vật trữ tình trong bài thơ muốn nhắn nhủ với “em” : 0,5 - Hãy giữ gìn những nét đẹp truyền thống, mang bản sắc dân tộc - Không nên chạy theo vẻ hào nhoáng, phù phiếm bên ngoài. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày giải pháp của anh/chị về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn 2,0 hóa dân tộc của thế hệ trẻ chúng ta trong thời đại hiện nay? a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn 0,25 hóa dân tộc của thế hệ trẻ chúng ta trong thời đại hiện nay? c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhiều ý nhưng phải nêu được giải pháp của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc . Có thể trình bày theo các hướng sau: + Giải thích Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? (là những nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành: những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của đất nước ta; những giá trị tạo nên sự khác biệt, đặc trưng cho mỗi quốc gia ) + Hiện trạng - Đất nước ta trong thời đại ngày nay: CNTT , hội nhập với nhiều nền văn hóa trên thế giới. > Nhiều nét đẹp văn hóa của dân tộc đang bị mai một, và một bộ phận thế hệ chúng ta ngày nay càng ít quan tâm, tìm hiểu , giữ gìn và phát huy. + Giải pháp - Có ý thức trách nhiệm về việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  6. - Tìm hiểu, trau đồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó không chỉ trong nước mà còn với bạn bè trên thế giới. - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là bảo thủ , từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác mà là tiếp thu có chọn lọc những gía trị của các nền văn hóa khác để làm giàu thêm bản sắc văn hóa nước nhà - Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. ( Ví dụ) - Đảng nhà nước cần có những chính sách thích hợp trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc vv + Khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc , rút ra bài học cho bản thân. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; 0,5 có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận tình yêu cuộc sống trần thế của Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 MB nêu được vấn đề, TB triển khai được vấn đề, KB khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tình yêu cuộc sống trần thế của Xuân Diệu 0,5 trong đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và đoạn trích. 0,5 Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, (0,25 điểm); Giới thiệu đoạn trích cùng vấn đề nghị luận ( 0,25 điểm) * Tnh yêu cuộc sống trần thế của Xuân Diệu thể hiện: 2,5 + Ước muốn, khát vọng ( 4 câu đầu) - Hành động tắt nắng buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng bay à níu giữ sắc hương – vẻ đẹp của cuộc sống - Xưng hô “ tôi”, nhịp điệu câu thơ gấp -> chủ động vội vàng trong tình yêu cuộc sống của nhà thơ + Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ( 7 câu tiếp)
  7. - Hình ảnh gần gũi, tràn trề sức sống, tình tứ quấn quýt giao hòa đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh ; Nghệ thuật so sánh “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ; Điệp từ, điệp ngữ ? - Vừa cắt nghĩa giải thích cho ước muốn của nhà thơ vừa thể hiện quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống đích thực của con người ( nằm ngay trên mặt đất, ngay trong hiện tại trong những gì bình dị, thân quen của cuộc sống đời thường xung quanh ta;) và chuẩn mực cái đẹp ( con người hồng hào mơn mởn đang tuổi xuân thì – yêu đương) + Tâm trạng, thái độ sống( 2 câu cuối) -Tôi sung sướng >< vội vàng một nửa; không chờ nắng hạ mới hoài xuân - Tác dụng dấu chấm giữa dòng thơ ? * Nghệ thuật : - Thể thơ tự do ( câu 5 chữ, câu 8 chữ ) phù hợp cảm hứng, cảm xúc - Những hình ảnh giản dị, gợi hình, gợi cảm - Biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp ngữ Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của Xuân Diệu: 0,5 - Thấy rõ hơn “cái tôi” cá nhân – một cái tôi đắm say yêu đời tha thiết, một giọng thơ sôi nổi nồng nàn cùng sự cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo của Xuân Diệu. - Thức tỉnh, thúc giục mỗi chúng ta thêm trân trọng, yêu quí cuộc sống hiện tại, biết sống tận hiến và tận hưởng ngay từ khi chúng ta đang thời xuân trẻ Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
  8. D. ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: GIẤC MƠ ANH LÁI ĐÒ (Nguyễn Bính) Năm xưa chở chiếc thuyền này. Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều. Để tôi mơ mãi mơ nhiều: “Tước đay xe võng nhuộm điều, ta đi. Tưng bừng vua mở khoa thi, Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng. Võng anh đi trước võng nàng Cả hai chiếc võng cùng sang một đò.” Đồn rằng đám cưới cô to. Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu. Nhà gái ăn chín nghìn cau, Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn Lang thang tôi dạm bán thuyền, Có người giả chín quan tiền lại thôi! (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr. 347) Câu 1. Xác định hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 2. Trong giấc mơ, nhân vật trữ tình đã hình dung ra cảnh tượng nào? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau? Lang thang tôi dạm bán thuyền, Có người giả chín quan tiền lại thôi! Câu 4. Nêu nhận xét của anh/chị về giấc mơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Khi tài năng chưa đủ để thực hiện ước mơ, bạn chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ ấy? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) lí giải về sự lựa chọn của anh/chị.
  9. Câu 2 (5,0 điểm) Anh/Chị hãy phân tích quan niệm về thời gian được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ sau: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 22) ĐỀ 02 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: (1) Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui, Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời. Sao buổi đầu xuân êm ái thế! Cánh hồng kết những nụ cười tươi. (2) Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao, Cây vàng rung nắng, lá xôn xao; Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát nhánh đào. (3) Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu; Nỗi gì âu yếm qua không khí Như thoảng đưa mùi hương mến yêu (Trích Nụ cười xuân, Xuân Diệu tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 28-29) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ (1) Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai dòng thơ sau: Gió thơm phơ phất bay vô ý Đem đụng cành mai sát nhánh đào
  10. Câu 4. Nhận xét ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn tác giả qua đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người chí sĩ cách mạng trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) Phiên âm Dịch thơ Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Làm trai phải lạ ở trên đời, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. Há để càn khôn tự chuyển dời. Ư bách niên trung tu hữu ngã, Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy. Sau này muôn thuở, há không ai? Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 4) Hết ĐỀ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. (Trích Mùa xuân xanh, Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, 1998, tr.63) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân được gợi lên qua những sắc xanh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
  11. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Câu 4. Nhận xét về tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 29) Hết ĐỀ 04 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc; Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu, Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
  12. (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1942, tr.132) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con người tưng bừng ra chợ Tết. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Câu 4. Nhận xét của anh/ chị về bức tranh ngày Tết trong đoạn thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 29) Hết ĐỀ 05 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Học trò trường huyện ngày năm ấy, Anh tuổi bằng em, lớp tuổi thơ. Những buổi học về không có nón, Đội đầu chung một lá sen tơ. Lá sen vương vấn hương sen ngát, Ấp ủ hai ta, chút nhuỵ hờ Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc, Theo về tận cửa mới tan mơ. (Trích Trường huyện – Nguyễn Bính) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh đẹp trên đường đi học về của đôi bạn nhỏ.
  13. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu qủa nghệ thuật của phép tu từ nhân hoá trong những câu thơ: Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc, Theo về tận cửa mới tan mơ. Câu 4. Những kỉ niệm tuổi thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của qúa khứ trong cuộc đời mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 29) Hết