Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

                                                       (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...Phạm Lữ Ân)

Câu 1: (0.5 điểm) Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn. 

Câu 4: (0.5 điểm) Anh/chị suy nghĩ gì về quan điểm “mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn” (trình bày trong khoảng từ 5 – 7 dòng)

doc 7 trang Yến Phương 15/03/2023 6240
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Chủ đề Chủ đề 1: - Nhận diện - Nội dung/ chủ Liên hệ với Đọc hiểu được phương đề của văn bản. thực tế đời -Văn bản thức biểu đạt/ - Hiểu và lí giải sống thông tin, thao tác lập được các chi nhật dụng luận/ thể tiết, hình ảnh, loại của văn các biện pháp tu bản. từ. Số câu 1 câu 2 câu 1 câu 4 câu Số điểm 0.5 2.0 0.5 3,0 % 5% 20 % 5% 30% Chủ đề 2: Làm văn Nghị luận xã Nhận biết - Hiểu đúng vấn - Vận dụng những Liên hệ hội được vấn đề với đời đề cần bàn luận. hiểu biết xã hội và -Nghị luận về đặt ra ở đề bài sống thực một tư tưởng - Biết lựa chọn kĩ năng tạo lập văn tế, so sánh đạo lí hoặc mở rộng và sắp xếp các bản để viết bài nghị một hiện vấn đề NL tượng đời luận điểm. luận xã hội về một sống tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống . - Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân Số câu (ý 1 câu 2) (ý 2 câu 2 ) (ý 3câu 2) (ý 4 câu 2 ) 1 câu Số điểm 0.25 0.25 1.0 0.5 2.0 % 2,5% 2,5 % 10 % 5% 20% Nghị luận - Nhận biết - Giải thích - Vận dụng kiến Liên hệ văn học những nét được các ý kiến thức đã học viết với đời Văn bản thơ chính về tác sống thực trữ tình và giả, văn bản bàn về một tác một bài nghị luận tế, so sánh văn tế Việt nghị luận hiện phẩm, hình văn học về một mở rộng Nam thời kì đại, thơ trữ vấn đề NL trung đại. tình Việt Nam tượng nghệ trích đoạn, một tác thời kì kháng
  2. chiến chống thuật. phẩm, một vấn đề Pháp - Lí giải được vẻ văn học - Xác định đẹp nội dung và được vấn đề - Bày tỏ được cảm nghệ thuật của cần bàn luận, tác phẩm, mối nhận, suy nghĩ, phạm vi dẫn quan hệ giữa chứng, các quan điểm của cá văn học và đời thao tác lập sống, phong nhân về vấn đề cần luận cách nghệ thuật bàn luận. tác giả. số câu (ý 1 câu 3) (ý 2 câu 3 ) (ý 3câu 3) (ý 4câu 3) 1 câu Số điểm 0.5 0.5 3.5 0.5 5.0 % 5% 5 % 35% 5% 30% Tổng số câu 6 số điểm 1.25 2.75 4.5 1.5 10 % 12.5% 27.5% 45% 15% 100%
  3. SỞ GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1: (0.5 điểm) Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn. Câu 4: (0.5 điểm) Anh/chị suy nghĩ gì về quan điểm “mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn” (trình bày trong khoảng từ 5 – 7 dòng) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Ngạn ngữ Nga có câu: “Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở nên tốt lành”. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên. Câu 2 ( 4,0 điểm) Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong 4 câu đầu bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuận Hương HẾT
  4. SỞ GD - ĐT . HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I ___ NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Ngữ văn- Khối 11 Thời gian: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận (0.25đ) Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn” (0.25đ) - Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên . - Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác. Câu 2 Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó. - Mức đầy đủ: HS trả lời đầy đủ như nội dung trên (1.0 điểm) - Mức không đầy đủ : Hs hiểu nhưng diễn đạt chưa rõ ràng hoặc diễn đạt còn thiếu (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác. Câu 3 Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. - Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên (0.5 điểm) - Mức không đầy đủ : Hs chỉ nêu được 1 ý hoặc nêu chung chung, không rõ ràng (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác. Câu 4. Có thể trình bày mottj số quan điểm: + Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn + Nhận thức được rằng mỗi người có một giá trị riêng vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém về mặt nào đó. - Mức đầy đủ: Hs trả lời như nội dung trên (0,5 điểm) - Mức không đầy đủ : Hs hiểu nhưng chưa diễn đạt rõ ràng như trên (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: không trả lời hoặc câu trả lời khác. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  5. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái làm cuộc sống trở nên tốt lành - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,5 điểm): - Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: * Giải thích: Từ việc giải thích Lòng nhân ái và thế giới tốt lành, khái quát về nội dung ý kiến. + Nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người. + Lòng nhân ái: Cách con người trao cho nhua những tình cảm tốt đẹp mà không hề vụ lợi, không mong đáp trả. + Thế giới tốt lành: một môi trường sống hạnh phúc, con người sống với nha bằng tình yêu thương, không có sự đố kị => Nội dung ý kiến: Sống bằng tình yêu thương giúp cho con người cản nhận được sự ấm áp và hạnh phúc. * Bàn luận: + Khẳng định ý kiến đúng hay sai, hợp lí hay không. + Bày tỏ thái độ, suy nghĩ: Lòng nhân ái sẽ giúp con người sống bao dung, quan hệ xã hội tốt hơn, biết cách nhường nhịn và tha thứ. * Bài học nhận thức - hành động, rút ra bài học cho bản thân - Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các phần (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
  6. - Điểm 0,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): - Điểm 0,25: Không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 điểm): * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: 1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm): - Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): - Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng buồn tủi, bế tắc của nhân vật trữ tình - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm). - Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khái quát về đoạn thơ, nêu vấn đề nghị luận. b. Phân tích * Hai câu đề: Nỗi buồn tủi của nhân vật trữ tình - Câu 1: thời gian đêm khuya, mọi vật chìm trong tĩnh lặng. Câu thơ nói thời gian nhưng lại gợi đc không gian vắng vẻ, mênh mông, tĩnh lặng (từ láy “văng vẳng”). Đây không còn
  7. là không gian, thời gian khách quan mà là của tâm trạng. Nhịp gấp gáp liên hồi của trống canh vừa thể hiện bước đi dồn dập của thời gian, vừa thể hiện sự rối bời của tâm trạng. - Trong không gian, thời gian vô thủy, vô chung, HXH cảm nhận đc thấm thía tâm trạng của mình. Từ “trơ” đặt đầu câu và nhịp 1/3/3 có t/d nhấn mạnh. (phân tích các biểu hiện của từ “trơ”) * Hai câu thực: Nỗi bế tắc của nhân vật trữ tình - T/g tìm đến rượu để quên đời nhưng không quên đc (say lại tỉnh). Tìm đến trăng để mong tìm đc sự chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết. - Cảm hứng về nỗi đau Xuân Hương không chỉ dừng lại không chỉ dừng lại ở nỗi ngậm ngùi bế tắc mà mang những nét tích cực hơn. Đó chính là niềm mơ ước hp, “vầng trăng khuyết chưa tròn” sẽ vẫn còn có ngày tròn, tức là duyên phận sẽ đc toại nguyện, hp, viên mãn. Cách cho điểm - Điểm 2,0- 2,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ. - Điểm 1,5- dưới 2,0: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 – 1,25: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 4) Sáng tạo (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ); văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; biết so sánh mở rộng, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 5) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm) - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Hết .