Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                Đi không,há lẽ trở về không?

Cái nợ cầm thư phải trả xong!

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

(Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên (0,75)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ (0,75)

Câu 3: Nhận xét quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ:

 (1,0 điểm) 

“Đã mang tiếng ở trong trời đất 

                                    Phải có danh gì với núi sông”

Câu 4: Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? (0,5 điểm) 

docx 4 trang Yến Phương 22/02/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn Ngữ văn - Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ KT CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) Họ và tên học sinh: Lớp: . I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Đi không,há lẽ trở về không? Cái nợ cầm thư phải trả xong! Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Trong cuộc trần ai, ai dễ biết? Rồi ra mới rõ mặt anh hùng (Đi thi tự vịnh - Nguyễn Công Trứ) Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên (0,75) Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ (0,75) Câu 3: Nhận xét quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ: (1,0 điểm) “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” Câu 4: Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay đối với quê hương đất nước. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau? “ Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! ” (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.149) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn Ngữ văn - Lớp 11 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Đáp án - thang điểm gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,75 2 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,75 3 - Qua 2 câu thơ, thấy được cái nhìn tiến bộ của tác giả về chí làm trai - 0,5 một phạm trù vốn có nguồn gốc từ hệ hình tư tưởng Nho giáo. - Ý thơ tràn đầy quyết tâm lập công, lập danh để trường tồn với giang sơn, đất nước đã khẳng định nhân cách, tài năng của Nguyễn Công Trứ. Đó là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống có hoài bão, trách 0,5 nhiệm cùng quyết tâm thực hiện lí tưởng gắn sự nghiệp cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích chung của dân tộc. 4 Thông điệp ý nghĩa: Ý thức được trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân 0,5 trong việc nổ lực học tập, tiếp thu tri thức nhằm phục vụ và đem lại lợi ích cho quốc gia dân tộc. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về sự cống hiến của thế 2,0 hệ trẻ hiện nay đối với quê hương đất nước. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay đối với quê hương đất nước. c. Triển khai vấn đề nghị luận * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay 1,0 với quê hương, đất nước. * Giải thích vấn đề nghị luận: + Cống hiến là gì? + Thế hệ trẻ là tầng lớp nào? * Bàn luận về vấn đề nghị luận - Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ trẻ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi. - Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc: sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi ích chung, vì sự phát triển chung của đất nước - Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị bản thân, phát huy vai trò là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước. - Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (đặc biệt trong thời kì dịch bệnh Covid 19). *Lật lại vấn đề - Hiện tượng một số thanh niên xao nhãng, quên đi trách nhiệm bản thân với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, mưu cầu lợi ích cá nhân, thiếu ý thức trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh Covid 19 ).
  3. - Đó là hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ. * Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ về lối sống cống hiến. Đặc biệt trong tình hình mới của đất nước d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Suy nghĩ sâu sắc; có cách dùng từ, diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo yêu cầu * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0,5 * Phân tích hình tượng nhân vật 2,5 Nội dung: 2,0 – Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần giữa của tác phẩm Chí phèo, diễn tả một phần tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo trong buổi sáng sau đêm gặp thị Nở, ăn nằm với thị, đau bụng và nôn mửa. – Tâm trạng của Chí: + Được diễn tả trực tiếp qua các từ ngữ chỉ cảm giác. Ngôn ngữ kết hợp lời kể của tác giả và độc thoại nội tâm của nhân vật; đan xen giữa những câu kể, tả là những câu hỏi và câu cảm thán. + Biểu hiện: Đoạn trích diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí Phèo sau khi tính rượu: • Đầu tiên là tâm trạng “bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. Đó là sự luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn một cái gì đó không rõ ràng. • Tiếp theo là cảm giác: “miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc”. Đó là những cảm giác thực của một người đang ở vào một trận ốm, mệt mỏi rã rời nhưng lại cô đơn. • Rồi “Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí”. Chí hiểu chính rượu đã khiến hắn ra nông nỗi này, để rồi hắn “sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm”. • Sau đó, Chí nhận thấy: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn!”. Đó là những âm thanh rất bình thường của cuộc sống nhưng giờ đây là mới mẻ đối với Chí. Những âm thanh ấy đã nhắc Chí nhớ lại những ước mơ bình dị mà giờ đây đã trở nên rất đỗi xa xôi – ước mơ về một cuộc sống lao động bình thường và được sống dưới một mái nhà yên ấm, giản dị. Cái quá khứ trong mơ ấy giờ đây đối lập gay gắt với hiện thực mà Chí đang sống. => Những cảm giác này cho thấy Chí thực sự đã tỉnh táo về tâm lí cho dù người còn đang rất mệt. Khi triền miên trong những cơn say, Chí không hề cảm nhận thấy những cảm giác đó của mình cũng như những âm thanh vui vẻ của cuộc sống. Thường trực trong Chí luôn là cảm giác uất hận, muốn gây sự, muốn chém giết; âm thanh mà Chí nghe thấy chính là giọng nói của mình, là tiếng chửi mỗi khi Chí say là
  4. tiếng của những con chó cắn xao lên trong xóm mỗi khi nghe thấy những tiếng chửi ấy. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: - Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật 0,5 - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật trần thuật (Lưu ý: HS có thể kết hợp nghệ thuật trong phân tích nội dung) *Đánh giá: Miêu tả những cảm giác, tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo 0,5 sau cơn say dài để từ đó nhận ra tình trạng bi đát của mình và khát khao trở lại làm người lương thiện, Nam Cao đã thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận và miêu tả tâm trạng nhân vật đồng thời bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm d. Chính tả, ngữ pháp: - Đảm bảo quy tắc chính tả;dùng từ; đặt câu 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận,cách diễn đạt mới mẻ 0,5 TỔNG 10,0 Hết