Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Những ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh vừa là tâm dịch của cả nước nhưng cũng vừa là nơi những con 
tim trên khắp mọi miền Tổ quốc hướng về để chia sẻ khó khăn, trao gửi yêu thương. Song, xen lẫn với hàng loạt 
câu chuyện đẹp về nghĩa tình đồng bào ở đất Sài Gòn, chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh chưa đẹp về cách 
làm thiện nguyện. Đó là việc một YouTuber tổ chức phát cơm cho người nghèo nhưng lại có những lời lẽ khiếm 
nhã, từ chối không phát cơm cho dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân. Hay việc cô gái trẻ yêu cầu một 
em bé nói lời cảm ơn sau khi nhận quà, thậm chí lên tiếng dạy đời người mẹ phải dạy dỗ lại con mình… Những 
thái độ không đẹp trên được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận không ít “gạch đá”. Giúp đỡ 
nhau trong lúc khó khăn đang chồng chất khó khăn là việc đáng quý nhưng “của cho không bằng cách cho”.  
(Trích Của cho không bằng cách cho, Phương Anh, Báo điện tử Bạc Liêu,  
đăng ngày 16/07/2021, tại trang baobaclieu.vn) 
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích. 
Câu 2. (0,5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về từ “gạch đá” trong câu sau: Những thái độ không đẹp trên được 
cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận không ít “gạch đá”. 
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Đó là việc một 
YouTuber tổ chức phát cơm cho người nghèo nhưng lại có những lời lẽ khiếm nhã, từ chối không phát cơm cho 
dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân” 
Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì?
pdf 3 trang Yến Phương 22/02/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Văn Can (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Những ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh vừa là tâm dịch của cả nước nhưng cũng vừa là nơi những con tim trên khắp mọi miền Tổ quốc hướng về để chia sẻ khó khăn, trao gửi yêu thương. Song, xen lẫn với hàng loạt câu chuyện đẹp về nghĩa tình đồng bào ở đất Sài Gòn, chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh chưa đẹp về cách làm thiện nguyện. Đó là việc một YouTuber tổ chức phát cơm cho người nghèo nhưng lại có những lời lẽ khiếm nhã, từ chối không phát cơm cho dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân. Hay việc cô gái trẻ yêu cầu một em bé nói lời cảm ơn sau khi nhận quà, thậm chí lên tiếng dạy đời người mẹ phải dạy dỗ lại con mình Những thái độ không đẹp trên được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận không ít “gạch đá”. Giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn đang chồng chất khó khăn là việc đáng quý nhưng “của cho không bằng cách cho”. (Trích Của cho không bằng cách cho, Phương Anh, Báo điện tử Bạc Liêu, đăng ngày 16/07/2021, tại trang baobaclieu.vn) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về từ “gạch đá” trong câu sau: Những thái độ không đẹp trên được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận không ít “gạch đá”. Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Đó là việc một YouTuber tổ chức phát cơm cho người nghèo nhưng lại có những lời lẽ khiếm nhã, từ chối không phát cơm cho dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân” Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Hết SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Những ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh vừa là tâm dịch của cả nước nhưng cũng vừa là nơi những con tim trên khắp mọi miền Tổ quốc hướng về để chia sẻ khó khăn, trao gửi yêu thương. Song, xen lẫn với hàng loạt câu chuyện đẹp về nghĩa tình đồng bào ở đất Sài Gòn, chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh chưa đẹp về cách làm thiện nguyện. Đó là việc một YouTuber tổ chức phát cơm cho người nghèo nhưng lại có những lời lẽ khiếm nhã, từ chối không phát cơm cho dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân. Hay việc cô gái trẻ yêu cầu một em bé nói lời cảm ơn sau khi nhận quà, thậm chí lên tiếng dạy đời người mẹ phải dạy dỗ lại con mình Những thái độ không đẹp trên được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận không ít “gạch đá”. Giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn đang chồng chất khó khăn là việc đáng quý nhưng “của cho không bằng cách cho”. (Trích Của cho không bằng cách cho, Phương Anh, Báo điện tử Bạc Liêu, đăng ngày 16/07/2021, tại trang baobaclieu.vn) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về từ “gạch đá” trong câu sau: Những thái độ không đẹp trên được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận không ít “gạch đá”. Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Đó là việc một YouTuber tổ chức phát cơm cho người nghèo nhưng lại có những lời lẽ khiếm nhã, từ chối không phát cơm cho dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân” Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 I 1 Các phương thức biểu đạt của đoạn trích là nghị luận, biểu cảm, tự sự 0,5 2 Từ “gạch đá” trong câu trên có nghĩa là: những lời nói (tin nhắn, bình luận) nặng 0,5 nề mang tính công kích, thậm chí là chửi bới với chủ thể thực hiện hành vi hoặc phát ngôn. 3 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: liệt kê “lời lẽ khiếm nhã, từ chối không 1,0 phát cơm cho dân bụi đời, người mập, người sơn móng chân” Tác dụng: Làm cho câu văn thêm chi tiết, đầy đủ, nhấn mạnh về lời nói và hành động chưa đúng mực khi đi làm từ thiện của một Youtuber 4 HS có thể nêu lên nhiều bài học cho bản thân sau khi đọc đoạn trích. Tuy nhiên 1,0 bài học ấy phải liên quan sát sao đến văn bản phần Đọc – hiểu. Gợi ý cụ thể: - Giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn đang chồng chất khó khăn là việc đáng quý nhưng “của cho không bằng cách cho”. - Dân tộc ta luôn yêu thương lẫn nhau, dù trong hoàn cảnh nào. - Khi đi làm thiện nguyện cần tránh những việc làm khiếm nhã như hai nhân vật được nói đến trong văn bản. - Cần lên án những hành động và lời nói khiếm nhã khi đi làm từ thiện. Vì chính những điều đó sẽ làm mất đi ý nghĩ thật sự của những việc làm thiện nguyện II LÀM VĂN 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện 0,5 ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp theo trình tự, sử 4,5 dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng, có cảm nhận sâu sắc. - Tác giả, tác phẩm: 0,5 + Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình. + Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc. 1. Vị trí và vai trò: Vị trí: Nằm ở cuối tác phẩm 0,5 Vai trò: Khi tình huống truyện được nâng lên đỉnh điểm (cai ngục và tử tù gặp gỡ, tiếp xúc), cảnh cho chữ đóng vai trò “cởi nút”, giải quyết tình huống đặt ra ở đầu tác phẩm giải tỏa những thắc mắc, băn khoăn của bạn đọc. Xây dựng một kết thúc bất ngờ cho truyện tạo dấu ấn, dư âm trong cảm nhận của người đọc. 2. Phân tích: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”  Khung cảnh: Thời gian: Đêm tối, chỉ còn “vẳng tiếng mõ trên vọng canh”. Đêm cuối của người tử tù. 2,0
  3. Trước lúc đi vảo cõi vĩnh hằng, người tử tù vẫn ung dung viết “dòng chữ cuối cùng” nên có thể coi dòng chữ là tâm huyết cuối đời của người nghệ sĩ, được ghi lại ngày giờ phút thiêng liêng này. Đó là dòng chữ quý giá nhất đối với Huấn Cao và cả viên quản ngục. Không gian: “Một căn buồng tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” vốn thiếu ánh sáng, không khí. “ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu”, ánh sáng từ “tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ”, . lung linh, tràn ngập ánh sáng. Ngày xưa, cảnh cho chữ thường cho ở những nơi trang trọng, thoáng đảng và sạch sẽ: thư phòng, thư sảnh, Chưa bao giờ có việc cho chữ trong một buồng giam chật hẹp, dơ bẩn như vậy. Người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp trong tư thế mất tự do, khi bị cái ác, cái xấu thống trị và cái đẹp – cái thiện đang tỏa sáng dù rơi vào hoàn cảnh tăm tối.  Con người: Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Thầy thơ lại “run bưng chậu mực”. Hành động của các nhân vật đã tạo nên một không khí trang nghiêm, trang trọng rất phù hợp với cảnh cho chữ. Có sự hoán đổi vị thế: Đáng lẽ người tử tù phải run sợ, đau khổ đến tột độ, đáng lẽ viên coi ngục phải hô hào, đánh đập, nhưng tất cả không hề diễn ra mà nhường chỗ cho một không khí trang trọng với ánh sáng của đuốc, của lụa trắng, mùi thơm của mực và “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch”. Vị thế cao nhất lại là người tử tù, chớ không phải quản ngục; chiếm ưu thế là ánh sáng của cái đẹp, cái thiên lương, chớ không phải là bóng tối xấu xa, dơ bẩn. 3. Ý nghĩa: Cho chữ nhưng thực chất là đang truyền bá lí tưởng, khuyến thiện con người. Thú chơi chữ là môn nghệ thuật không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà còn phải thấu cảm bằng cả tâm hồn. Cái gốc của chữ không nằm trên trang giấy mà nằm ở nhân cách. Cảnh cho chữ là lời khẳng định rõ ràng nhất cho sự bất tử của cái đẹp và quan niệm cái thiện, nhân cách cao cả có thể chiến thắng những thế lực xấu xa, dơ bẩn. 1,0 Nghệ thuật xây dựng “cảnh cho chữ”: 1,0 - Thủ pháp tương phản độc đáo, tài tình mang ý nghĩa biểu trưng cao. - NT khắc họa nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói đặc sắc bộc lộ rõ bản chất nhân vật. - Ngôn ngữ tả và kể trang trọng, cổ kính, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ về vấn đề nghị luận. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm