Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm. Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều. Và “nhiều” không có nghĩa là số lượng, mà là tình cảm đậm đà, giá trị bền vững. Hạnh phúc ở đâu, nay tôi đã biết. Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có.
(2) Suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy sức mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan. Tôi đã tìm thấy tình yêu khi trao trọn trái tim. Tôi đã tìm được quyền thế bằng cách sống mẫu mực, khiêm tốn. Tôi đã tìm thấy hạnh phúc khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh. Tôi đã tìm được sự no ấm khi miệt mài tạo ra giá trị cho xã hội. Và may mắn thay, tôi đã tìm được chính mình bằng cách tặng trọn bản thân cho xã hội. Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm.
(Trích Một đời như kẻ tìm đường của Phan Văn Trường)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, hạnh phúc có thể tìm thấy ở đâu? (0,75 điểm)
Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp cú pháp được sử dụng trong đoạn văn (2). (0,75 điểm)
Câu 4. Qua đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì? (1,0 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II YÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: NGỮ VĂN 11 - THPT TỔ NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm. Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều. Và “nhiều” không có nghĩa là số lượng, mà là tình cảm đậm đà, giá trị bền vững. Hạnh phúc ở đâu, nay tôi đã biết. Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có. (2) Suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy sức mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan. Tôi đã tìm thấy tình yêu khi trao trọn trái tim. Tôi đã tìm được quyền thế bằng cách sống mẫu mực, khiêm tốn. Tôi đã tìm thấy hạnh phúc khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh. Tôi đã tìm được sự no ấm khi miệt mài tạo ra giá trị cho xã hội. Và may mắn thay, tôi đã tìm được chính mình bằng cách tặng trọn bản thân cho xã hội. Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm. (Trích Một đời như kẻ tìm đường của Phan Văn Trường) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, hạnh phúc có thể tìm thấy ở đâu? (0,75 điểm) Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp cú pháp được sử dụng trong đoạn văn (2). (0,75 điểm) Câu 4. Qua đoạn trích, em rút ra cho mình bài học gì? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống cống hiến trong cuộc đời mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về bức tranh phong cảnh và tấm lòng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.” (Trích Tràng Giang của Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.29) . Hết . Họ và tên học sinh: . Số báo danh: