Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích sau:

…Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc? 

Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy…

  (Trích Gió lạnh đầu mùa- Thạch Lam,Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2012, tr.11)

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật Hiên được miêu tả qua những chi tiết nào?

Câu 3. Nhận xét vềtâm trạng và hành động của Sơn dành cho Hiên khi gió lạnh đầu mùa tràn về?

Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân.

docx 9 trang Yến Phương 22/02/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 11 TT Kĩ Mức độ nhận thức Tổng % năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian hỏi 1 Đọc 15 10p 10 5p 5 5p 0 0p 4 20p 30 hiểu - Xác Nhận Rút ra định xét bài phương vềtâm học thức trạng cho biểu và bản đạt hành thân. chính. động - Nhận của diện nhân được từ vật. ngữ 2 Viết 5 5p 5 5p 5 5p 5 5p 1 20p 20 đoạn - Xác Diễn Vận - Huy văn định giải dụng động nghị được tư được các kĩ kiến luận tưởng, nội năng thức và xã đạo lí dung, dùng trải hội cần bàn ý từ, viết nghiệm - Xác nghĩa câu, của định của các bản được vấn phép thân để cách đề NL liên bàn thức kết, luận trình các vấn đề bày thao - Sáng đoạn tác lập tạo,
  2. văn luận thuyết để phục triển khai vấn đề 3 Viết 20 10p 15 10p 10 20p 5 10p 1 50p 50 bài - Xác Diễn - Vận - So văn định giải dụng sánh nghị được được các kĩ với các luận kiểu những năng tác văn bài, đặc dùng phẩm học vấn đề sắc về từ, viết khác NL nội câu, - Liên - Giới dung viết hệ thực thiệu và đoạn tiễn tác giả, nghệ để tác thuật phân - Sáng phẩm. của tích, tạo đoạn cảm trong trích. nhận diễn về nội đạt, dung viết và văn nghệ cảm thuật. xúc. - Nhận xét, đánh giá. Tổng 40 25p 30 20p 20 30p 10 15p 6 90p 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
  3. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 11 (Đề kiểm tra có 02 trang)Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên Lớp . I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy (Trích Gió lạnh đầu mùa- Thạch Lam,Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2012, tr.11) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật Hiên được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Nhận xét vềtâm trạng và hành động của Sơn dành cho Hiên khi gió lạnh đầu mùa tràn về? Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về câu nói của M.Faraday: Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau: Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! - Vải hôm nay bán mấy? - Kém ba xu, dì ạ. - Thế thì còn ăn thua gì!
  4. - Có khéo co mới được một tấm năm xu. - Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi Chí Phèo đoán chắc một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn lại nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau (Trích Chí Phèo- Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2019, tr.151) Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai đáp án: 0 điểm 2 Nhân vật Hiên được miêu tả qua các chi tiết: con bé co ro đứng bên 0,75 cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời hai chi tiết như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời một chi tiết như đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai đáp án: 0 điểm 3 Tâm trạng và hành động của Sơn: 1,0 - Tâm trạng: thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước - Hành động: Nói với chị “Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ” - Nhận xét: + Sơn là một cậu bé biết yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm. + Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án : 1,0 điểm - Học sinh nêu được 02 nhận xét, không nêu biểu hiện của tâm trạng và hành động : 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 01 nhận xét, không nêu biểu hiện của tâm trạng và hành động: 0,5 điểm - Học sinh trả lời về biểu hiện tâm trạng và hành động không nêu nhận xét:0,25 4 Bài học cho bản thân: sống phải biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ 0,5 chia với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa cho bản thân: 0,5 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn 2,0
  6. về câu nói của M.Faraday: Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình 0,25 bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn 0,25 tình người ở lại. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao 0,75 tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của mình về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng sau: - Tình người là tình cảm giữa người với người, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói khẳng định không có gì là mãi mãi, chỉ có tình người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay. - Tình người tạo ra điểm tựa khi ta gặp khó khăn, gian khổ; tình người làm cho cuộc sống ấm áp, thân thiện hơn khi ta cô đơn, lẻ loi trong cuộc sống; tình người tạo ra động lực, tiếp thêm sức mạnh trên con đường ta đi đến thành công Tình người là thứ không thể mua được bằng vật chất nhưng lại là thứ duy nhất còn lại bên ta khi mọi thứ đều có thể mất đi. - Trong giới trẻ hôm nay, không ít những bạn trẻ sống còn thiếu tình người: còn thờ ơ, vô cảm với tất cả những gì đang diễn ra xung quanh mình; còn ích kỷ, hẹp hòi chui mình trong vỏ ốc của chính mình; còn dựa dẫm, ỷ lại như cây tầm gửi - Chúng ta hãy “sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng” để cảm nhận hết câu nói Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ, dẫn chứng:0,75 điểm - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu :0,5 điểm - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: Lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp:0,25 điểm. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt.
  7. Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Huy động kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên; 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 2 Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong 5,0 đoạn trích sau: “Bây giờ thì hắn tỉnh cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bàikhái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: diễn biến tâm trạng của nhân 0,5 vật Chí Phèo trong đoạn trích sau: “Bây giờ thì hắn tỉnh cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý như sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo 0,5 Hướng dẫn chấm:Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. * Diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích: 2,5 - Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chí Phèo” đến chỗ xuất hiện đoạn trích. - Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở + Chí Phèo tỉnh rượu: ++ Tự nhận thức chính mình: “bâng khuâng”, “miệng đắng”, “lòng mơ hồ buồn”, “người bủn rủn, chân tay không buồn nhấc”, “rùng mình”, “sợ rượu”, “Chao ôi là buồn!” ++ Cảm nhận những âm thanh của cuộc sống:“tiếng chim hót”, “tiếng người cười nói của người đi chợ”, “anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”
  8. ++ Hình dung, phán đoán: “Chí Phèo đoán chắc một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về” => Lần đầu tiên từ khi mãn hạn tù trở về, Chí phèo hết say và hoàn toàn tỉnh táo. + Chí Phèo tỉnh ngộ: Nhận thức, nhìn lại cuộc đời mình ++ Nhìn lại quá khứ: Hắn “nao nao buồn” nhớ về những ngày “rất xa xôi”, nhớ một thời hắn đã từng mơ ước “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” ++ Suy nghĩ về hiện tại: “Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”, “hắn đã tới cái dốc bên kia của đời” và “cơ thể” đã “hư hỏng nhiều”. ++ Thấy trước tương lai: “trông thấy trước” quá nhiều điều bất hạnh “tuổi già”, “đói rét”, “ốm đau” và nhất là sự “cô độc”. => Sau những tháng ngày sống gần như vô thức,Chí Phèo đã tỉnh táo và suy nghĩ về cuộc đời mình. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Nhận xét, đánh giá: 0,5 -Tâm trạng Chí Phèo diễn biến phức tạp, sâu sắc. Sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình cùng những xúc cảm rất con người, Chí Phèo đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người. - Nam Cao tin tưởng vào bản chất lương thiện của người nông dân. Nó chỉ bị khỏa lấp nhưng không thể bị hủy diệt. Chỉ cần một ngọn gió yêu thương, bản chất ấy sẽ bùng lên mạnh mẽ, dữ dội. Qua đó, thấy được trái tim nhân đạo ẩn sau ngòi bút lạnh lùng của nhà văn Nam Cao. - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật sắc sảo; ngôn ngữ sống động vừa điêu luyện, vừa gần gũi, giản dị; lối trần thuật sinh động Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm
  9. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo:Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm Tổng điểm 10,0