Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích: 
(1) Năm ngoái đây, cái trường vẫn thuê Ðiền dạy lớp nhất, lấy hai chục bạc lương một tháng, đột 
nhiên phải giẹp. Giẹp để nhường lại mấy căn nhà cho người ta dùng vào việc khác, cần cho lúc này hơn. 
Ông hiệu trưởng còn chịu của Ðiền nửa tháng lương. Tiền học tháng cuối cùng thì chưa thu được. Chỗ anh 
em biết tính thế nào cho tiện? Giá ông xoay được, thì ông trả phắt Ðiền chục bạc, cho đẹp mặt cả đôi bên. 
Nhưng ông không xoay được. Mà chẳng lẽ Ðiền phải thiệt? Thôi thì... thôi thì... - biết nói sao bây giờ? - Ông 
cười một cách ngượng nghịu bảo Ðiền: 
(2) - Thôi! Thế này này, ông Ðiền ạ! Giá ông không ngại, thì ông đem bộ ghế mây về quê mà dùng. 
Lão hàng phở nó trả có bảy hào một cái. Hôm nọ, chỉ căng mây lại cho hai cái cũng đã mất một đồng. Bán 
cho lão thì phí đi. Mà ở nhà ông chưa có ghế… 
(3) Lúc ấy, Ðiền phải cố giữ, cái mặt mới không xị xuống. Thật ra thì Ðiền chán lắm. Ðiền chẳng 
muốn lấy bốn cái ghế tí nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm 
lại, và chẳng cái nào nước sơn không róc ra cả như da thằng hủi. Trông đủ thảm. Ðiền phải bỏ bảy hào 
chịu lấy một cái vé tàu hỏa để tải mình về quê đã đủ xót ruột lắm rồi, còn phải nợ bỏ tiền ra tải bốn cái 
ghế già nua ấy nữa. Nhưng từ chối thì không tiện. Ra sự rằng mình dỗi. Có thể tủi lòng ông hiệu trưởng. Ấy 
là một điều mà Ðiền chẳng muốn, bởi ông với Ðiền là chỗ bạn nghèo với nhau. Họ bị tủi vì người ngoài đã 
lắm. Chẳng nên để người nọ còn phải  tủi vì người kia... 
                               (Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 1999, tr. 309-310) 
Thực hiện các yêu cầu sau:  
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2. Trong văn bản, ông hiệu trưởng đã bảo Điền làm gì khi còn chịu của Điền nửa tháng lương? 
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong trong câu văn in đậm. 
Câu 4. Nhận xét về nhân vật Điền được thể hiện qua đoạn (3).
pdf 4 trang Yến Phương 22/02/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_s.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 (Đề kiểm tra có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) Năm ngoái đây, cái trường vẫn thuê Ðiền dạy lớp nhất, lấy hai chục bạc lương một tháng, đột nhiên phải giẹp. Giẹp để nhường lại mấy căn nhà cho người ta dùng vào việc khác, cần cho lúc này hơn. Ông hiệu trưởng còn chịu của Ðiền nửa tháng lương. Tiền học tháng cuối cùng thì chưa thu được. Chỗ anh em biết tính thế nào cho tiện? Giá ông xoay được, thì ông trả phắt Ðiền chục bạc, cho đẹp mặt cả đôi bên. Nhưng ông không xoay được. Mà chẳng lẽ Ðiền phải thiệt? Thôi thì thôi thì - biết nói sao bây giờ? - Ông cười một cách ngượng nghịu bảo Ðiền: (2) - Thôi! Thế này này, ông Ðiền ạ! Giá ông không ngại, thì ông đem bộ ghế mây về quê mà dùng. Lão hàng phở nó trả có bảy hào một cái. Hôm nọ, chỉ căng mây lại cho hai cái cũng đã mất một đồng. Bán cho lão thì phí đi. Mà ở nhà ông chưa có ghế (3) Lúc ấy, Ðiền phải cố giữ, cái mặt mới không xị xuống. Thật ra thì Ðiền chán lắm. Ðiền chẳng muốn lấy bốn cái ghế tí nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây! Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào nước sơn không róc ra cả như da thằng hủi. Trông đủ thảm. Ðiền phải bỏ bảy hào chịu lấy một cái vé tàu hỏa để tải mình về quê đã đủ xót ruột lắm rồi, còn phải nợ bỏ tiền ra tải bốn cái ghế già nua ấy nữa. Nhưng từ chối thì không tiện. Ra sự rằng mình dỗi. Có thể tủi lòng ông hiệu trưởng. Ấy là một điều mà Ðiền chẳng muốn, bởi ông với Ðiền là chỗ bạn nghèo với nhau. Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ còn phải tủi vì người kia (Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 1999, tr. 309-310) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Trong văn bản, ông hiệu trưởng đã bảo Điền làm gì khi còn chịu của Điền nửa tháng lương? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong trong câu văn in đậm. Câu 4. Nhận xét về nhân vật Điền được thể hiện qua đoạn (3). II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò lòng tự trọng trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong đoạn trích sau: Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ. Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt. Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”. (Trích Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.109-110) Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự/phương thức tự sự. 0,75 2 Ông hiệu trưởng đã bảo Điền đem bộ ghế mây về quê dùng khi còn chịu của Điền nửa 0,75 tháng lương. Hướng dẫn chấm: HS trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung đạt 0,75 điểm. 3 - Biện pháp tu từ nhân hóa: bốn cái ghế già nua. 0,5 - Tác dụng: Tác giả nhấn mạnh sự cũ kĩ của những chiếc ghế; thái độ chán nản của Điền; lời văn cụ thể, tăng tính sinh động, giàu giá trị biểu cảm. 0,5 Hướng dẫn chấm: HS trả lời được 02 - 03 tác dụng đạt 0,5 điểm. 4 Nhận xét về nhân vật Điền: Điền là một thầy giáo nghèo nhưng luôn đấu tranh nội 0,5 tâm để cảm thông, bao dung, vươn tới điều tốt đẹp. Hướng dẫn chấm: - HS nhận xét được đầy đủ: 0,5 điểm - HS nhận xét “Điền là một thầy giáo nghèo nhưng luôn đấu tranh nội tâm để cảm thông với người khác” đạt 0,25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai 2,0 trò lòng tự trọng trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò lòng tự trọng trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 - Tự trọng là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. - Vai trò lòng tự trọng: giúp mỗi người luôn tự tin, phấn đấu bằng thực lực của chính mình, luôn hoàn thiện bản thân, được mọi người tôn trọng Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác và góp phần lan tỏa điều tích cực trong cộng đồng, giúp xã hội lành mạnh, văn minh hơn. - Phê phán tính tự cao, tự phụ, giả dối Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25-0,5 điểm). HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
  3. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, lời văn có hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ngoại hình, tính cách, phẩm chất của nhân vật 0,5 Viên quản ngục trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0,25 HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0,5 *Phân tích nhân vật trong đoạn trích 2,5 - Ngoại hình: Quản ngục là một người đã lớn tuổi, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Khuôn mặt luôn tự lự, nhăn nheo, ông có một đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú. - Tính cách, phẩm chất: + Quản ngục là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Ông băn khoăn, trăn trở suy nghĩ về nghề của mình, ý thức được việc chọn nhầm nghề mất rồi, là người thuần khiết phải sống giữa một đống cặn bã. Quản ngục có tâm điền tốt và thẳng thắn nhưng lại làm cai ngục sống trong thế giới giả dối tàn ác của lũ quay quắt. Viên coi ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. + Là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có khí phách. Biết Huấn Cao là người có tài, việc nhận tù có ông Huấn khiến Quản ngục thao thức và xao động tâm tư. Quản ngục biết giá người, biết trọng người ngay, cũng biết tiếc, biết trọng người có tài, mong muốn biệt đãi ông Huấn Cao, muốn cho ông đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật viên quản ngục. + Thủ pháp tương phản đối lập. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. + Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính. + Ngôn ngữ trang trọng. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 - 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 - 1,75 điểm - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: học sinh có thể theo hướng: nhân vật quản ngục là người có thiên lương 0,5 trong sáng, có tấm lòng biệt nhỡn liên tài và khí phách, qua đó thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác giả: khám phá con người vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ; cái đẹp luôn gắn với thiện Hướng dẫn chấm: HS diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0