Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
TỰ SỰ 
“Dù đục, dù trong, con sông vẫn chảy, 
Dù cao, dù thấp, cây lá vẫn xanh. 
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành, 
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, 
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm? 
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm, 
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng, 
Chắc gì ta đã nhận ra ta. 
Ai trong đời cũng có thể tiến xa, 
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy, 
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.” 
       ( Lưu Quang Vũ,  
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (0,5 điểm) 
Câu 2: Theo văn bản, tác giả cho rằng muốn “tiến xa” trong đời, ta cần phải làm gì? (0,5 điểm) 
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu 
của văn bản? (1,0 điểm) 
Câu 4: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0 điểm) 

pdf 2 trang Yến Phương 22/02/2023 5881
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 11 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian giao đề Đề 01 I. Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỰ SỰ “Dù đục, dù trong, con sông vẫn chảy, Dù cao, dù thấp, cây lá vẫn xanh. Dù người phàm tục hay kẻ tu hành, Đều phải sống từ những điều rất nhỏ. Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, Sao ta không tròn ngay tự trong tâm? Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm, Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng. Nếu tất cả đường đời đều trơn láng, Chắc gì ta đã nhận ra ta. Ai trong đời cũng có thể tiến xa, Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy, Đâu chỉ dành cho một riêng ai.” ( Lưu Quang Vũ, Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2: Theo văn bản, tác giả cho rằng muốn “tiến xa” trong đời, ta cần phải làm gì? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản? (1,0 điểm) Câu 4: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0 điểm) II. Làm văn: ( ,0 điểm Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau “Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián. [ ] Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. [ ] Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". (Trích “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, tập 1) Hết
  2. Đ P N ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 11 Mã đề: 01 Phần Nội dung Điểm 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm 0,5 2. Muốn tiến xa phải có khả năng tự mình đứng dậy 0,5 3. Học sinh chỉ ra và phân tích được tác dụng một biện pháp tu từ. Ví dụ: 1,0 - Phép điệp “Dù ”; Phép đối: đục – trong; cao – thấp; phàm tục – tu hành Đọc - Tác dụng: Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù hiểu điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó - Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn. 4. Học sinh nêu được thông điệp hợp lí 1,0 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.5 Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảnh cho chữ 0,5 Đảm ảo c c uận điểm - Khái quát về hoàn cảnh gặp gỡ và vị trí đoạn trích đề bài 0,5 - Thời gian, không gian diễn ra cảnh cho chữ 1,0 - Con người: 2,0 + Huấn Cao: Người tử tù nhưng phong thái ung dung, đĩnh đạc, uy chăm chú sáng tạo cái đẹp, sau đó cho người coi tù lời khuyên chí tình chí nghĩa + Viên quản ngục: Người cai tù có quyền thế nhưng “khúm núm”, “vái Làm người tù”, cảm động, khóc văn → Cảnh tượng xưa nay chưa từng có: cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng và tỏa sáng. - Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, nghệ thuật đối lập tương phản, từ Hán Việt 1,0 trang trọng cổ kính, Nguyễn Tuân muốn khẳng định, cái đẹp là bất diệt; cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời. Đồng thời thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. - Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích, liên hệ bản 0,5 thân (nếu có) Chính tả dùng từ, đặt câu 0,5 Sáng tạo 0,5 Tổng 10,0 Hết