Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Có hướng dẫn chấm)

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà, 
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. 
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá; 
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. 
Cải chửa ra cây, cà mới nụ; 
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. 
Đầu trò tiếp khách, trầu không có, 
Bác đến chơi đây, ta với ta.” 
(Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 10)

Câu 1 (0,75đ): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2 (0,75đ): Chỉ ra các thực phẩm được nhắc đến trong văn bản trên? 
Câu 3 (1,0đ): Anh (chị) hiểu như thế nào về cụm từ “Ta với ta” ở cuối bài thơ. 
Câu 4: (0,5đ): Qua bài thơ trên anh (chị) rút ra bài học gì? 

pdf 4 trang Yến Phương 05/04/2023 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_truong_thpt_so_2_ba.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu, nước cả, khôn chài cá; Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ; Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta.” (Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 10) Câu 1 (0,75đ): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,75đ): Chỉ ra các thực phẩm được nhắc đến trong văn bản trên? Câu 3 (1,0đ): Anh (chị) hiểu như thế nào về cụm từ “Ta với ta” ở cuối bài thơ. Câu 4: (0,5đ): Qua bài thơ trên anh (chị) rút ra bài học gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm. Câu 2 (5 điểm): Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình 2” Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! (Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương, SGK Ngữ văn lớp 11, tập 1) Hết Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm!
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2021-2022) MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật 0,75 2 Các thực phẩm được nhắc đến trong bài thơ: Cá, gà, cải, cà, bầu, 0,75 mướp, trầu 3 Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng 1,0 như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất. (HS có thể giải thích bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương) 4 Thí sinh có thể có những quan điểm khác nhau những lý giải thuyết phục: - Bài thơ ca ngợi tình bạn trong sáng không tới với nhau vì 0.25 vật chất hay vinh hoa phú quý, thể hiện tình bạn vĩnh cửu trong sáng, tri kỷ. - Chúng ta cần biết trân trọng tình bạn và biết xây dựng cho 0,25 mình những tình bạn đẹp. (HS có thể giải thích bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương) II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn về: lòng dũng cảm a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lòng dũng cảm 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những nội dung sau: - Giải thích: "lòng dũng cảm" là không sợ nguy hiểm, khó khăn. 0,25 - Khẳng định: Dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của con người: 0,5 + Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng) + Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội ) + Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn • - Bàn bạc mở rộng vấn đề: 0,25 • + Lòng dũng cảm phải được thể hiện đúng nơi đúng chỗ • + Phê phán: Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh.
  3. • - Bài học: Bài học nhận thức và hành động của bản thân; Liên hệ 0,25 bản thân đã dũng cảm trong những việc gì d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 2 Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình 2” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Hồ Xuân 0,25 Hương trong bài thơ “Tự tình 2” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát: 0,5 - Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Tự tình 2 - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: nỗi niềm buồn tủi của nhà thơ trước cảnh ngộ lỡ làng. * Khái quát chung về bài thơ: Hoàn cảnh ra đời; chủ đề 0,5 * Nỗi niềm buồn tủi, chán chường 0.5 - Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh: + Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn + Không gian: “văng vẳng”: ⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn - Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh: Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội * Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi 0,5 - Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa. Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận - Nỗi chán chường, đau đớn ê chề + Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch: + Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát. * Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương 0,5 - Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người
  4. * Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi 0,5 - Mùa xuân đi rồi trở lại còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán. - Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con ⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong XHPK * Đặc sắc nghệ thuật 0,5 - Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả: - Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: - Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc. - Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật 0,25 của tác phẩm - Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng 0,25 nhân đạo sâu sắc của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ” d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, vận dụng hợp lí kiến thức lí luận văn học.