Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)

Đọc văn bản sau: 
Kỹ năng tự nhận thức là một trong những kỹ năng sống cơ bản, là khả năng con 
người ý thức một cách rõ ràng về tính cách, cảm xúc, quan điểm, giá trị, động cơ của 
mình, khả năng con người hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có của mình. Vì nếu 
có thể phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, bạn có thể tổ chức tốt cuộc sống của 
mình, cải thiện mối quan hệ với mọi người. 
Tự nhận thức là một kĩ năng rất cơ bản, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử 
phù hợp và hiệu quả với người khác. Trước hết là những người thân yêu trong gia đình, 
trong lớp học, trong cơ quan và sau đó là con người trong cộng đồng xã hội. 
Tự nhận thức cho con người khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người. 
Ngoài ra tự nhận thức còn giúp chúng ta hiểu đúng về mình, từ đó, có những quyết định, 
lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện, hoàn cảnh thực tế 
và yêu cầu của xã hội. 
Tự nhận thức hình thành thông qua giáo dục, sự chỉ bảo, hướng dẫn của người lớn. 
Tự nhận thức được hình thành qua các trải nghiệm thực tế, đặc biệt qua sự giao tiếp với 
người khác. Một trong những kĩ năng mà tôi đã áp dụng thành công hơn chính là khả 
năng tự nhận thức và nhìn nhận chính mình. Nhờ khả năng tự nhận thức và đánh giá bản 
thân mà tôi biết rằng mình cần phải thay đổi để trưởng thành hơn. Điều đó thực sự quan 
trọng cho cuộc sống của bạn.  
(Trích Làm chủ tuổi 20 – Dương Duy Bách, NXB Thế giới, H.2021, tr.235-236) 
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1.0 
điểm) 
Câu 2. Theo tác giả văn bản, kỹ năng tự nhận thức có ý nghĩa như thế nào đối với đời 
sống của mỗi chúng ta? (1.0 điểm) 
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tự nhận thức cho con người khả năng 
sống nhân ái, đúng mực với mọi người” không? Vì sao? (1.0 điểm)
pdf 3 trang Yến Phương 22/02/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Khối 11 Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút oOo I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Kỹ năng tự nhận thức là một trong những kỹ năng sống cơ bản, là khả năng con người ý thức một cách rõ ràng về tính cách, cảm xúc, quan điểm, giá trị, động cơ của mình, khả năng con người hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có của mình. Vì nếu có thể phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, bạn có thể tổ chức tốt cuộc sống của mình, cải thiện mối quan hệ với mọi người. Tự nhận thức là một kĩ năng rất cơ bản, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Trước hết là những người thân yêu trong gia đình, trong lớp học, trong cơ quan và sau đó là con người trong cộng đồng xã hội. Tự nhận thức cho con người khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người. Ngoài ra tự nhận thức còn giúp chúng ta hiểu đúng về mình, từ đó, có những quyết định, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội. Tự nhận thức hình thành thông qua giáo dục, sự chỉ bảo, hướng dẫn của người lớn. Tự nhận thức được hình thành qua các trải nghiệm thực tế, đặc biệt qua sự giao tiếp với người khác. Một trong những kĩ năng mà tôi đã áp dụng thành công hơn chính là khả năng tự nhận thức và nhìn nhận chính mình. Nhờ khả năng tự nhận thức và đánh giá bản thân mà tôi biết rằng mình cần phải thay đổi để trưởng thành hơn. Điều đó thực sự quan trọng cho cuộc sống của bạn. (Trích Làm chủ tuổi 20 – Dương Duy Bách, NXB Thế giới, H.2021, tr.235-236) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1.0 điểm) Câu 2. Theo tác giả văn bản, kỹ năng tự nhận thức có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của mỗi chúng ta? (1.0 điểm) Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tự nhận thức cho con người khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người” không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Việc tự ý thức về bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình học tập và rèn luyện của mỗi học sinh? Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 dòng) để trả lời cho câu hỏi trên. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Hết .
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Khối 11 Đáp án môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút oOo I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1.0 điểm) - Phong cách ngôn ngữ: chính luận 0,5 điểm - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 điểm Câu 2. Theo tác giả văn bản, kỹ năng tự nhận thức có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của mỗi chúng ta? (1.0 điểm) - Tổ chức tốt cuộc sống của mình, cải thiện mối quan hệ với mọi người - Giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác - Có khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người - Hiểu đúng về mình, từ đó, có những quyết định, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội Mỗi ý đúng: 0.25 điểm. Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tự nhận thức cho con người khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người” không? Vì sao? (1.0 điểm) HS có quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân của mình miễn có lập luận hợp lý. Nêu quan điểm: 0.25 điểm. Lập luận bảo vệ quan điểm: 0.75 điểm. Sau đây là một hướng gợi ý: - Nêu quan điểm: Hoàn toàn đồng tình với ý kiến 0.25 điểm. - Đưa ra lý lẽ bảo vệ quan điểm 0.75 điểm. + Tự nhận thức là quá trình con người tự tìm tòi và tích lũy sự hiểu biết về bản thân mình, những người xung quanh mình và chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. + Những tri thức có được từ quá trình tìm tòi và tích lũy đó sẽ giúp con người có khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu để có thể ứng xử một cách nhân ái và đúng mực. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Việc tự ý thức về bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình học tập và rèn luyện của mỗi học sinh? Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 dòng) để trả lời cho câu hỏi trên. 1/ Yêu cầu về kỹ năng: Có kỹ năng viết một đoạn văn nghị luận đảm bảo về mặt cấu trúc và dung lượng Biết phối hợp tốt các thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng bài làm cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Mở đoạn: xác định được vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa/vai trò của việc tự ý thức về bản thân đối với quá trình học tập và rèn luyện.
  3. - Thân đoạn: xác định được thế nào là tự ý thức về bản thân; Trình bày được ý nghĩa vai trò của việc tự ý thức về bản thân (giúp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy, bổ khuyết; thấy được học tập là quyền lợi, nghĩa vụ để nỗ lực hết mình; hiểu được để khẳng định bản thân và đảm bảo cuộc sống không có con đường nào khác ngoài nỗ lực học tập và rèn luyện ); Đưa ra được liên hệ - bài học phù hợp. - Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề nghị luận. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng phân tích nhân vật; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể triển khai theo nhiều các khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau: I/ Mở bài: giới thiệu để dẫn vào đề. 0,5 điểm II/ Thân bài: 1/ Giới thiệu chung: tác giả, vị trí của đoạn trích; nội dung chính 0,5 điểm 2/ Phân tích: 3,0 điểm Về nội dung: Là một nghệ sĩ tài hoa (tài viết chữ nhanh và đẹp, nét chữ thể hiện hoài bão đời người, tự do sáng tạo cái đẹp dù trong gông cùm xiềng xích ) Là một bậc anh hùng bất khuất (thủ xướng chống lại triều đình thối nát, sống vì nghĩa khí, vì lí tưởng, ngạo nghễ trước cái xấu cái ác ) Là một thiên lương cao cả (không màng danh lợi, không hạ mình vì phú quý vinh hoa, ban phát cái đẹp và chân thành hướng thiện con người ) Về nghệ thuật: đặt nhân vật vào tình huống truyện éo le, lí tưởng hóa nhân vật, chú trọng xây dựng phẩm chất tính cách, phục dựng không - thời gian cổ xưa, phối hợp hài hòa âm thanh ánh sáng con người, ngôn từ trang trọng sắc sảo 3/ Đánh giá 0.5 điểm. Tình huống truyện và sự hoán đổi vị thế từ bình diện xã hội sang bình diện nghệ thuật đã góp phần khẳng định phẩm chất ngời sáng của Huấn Cao, giúp nhân vật trở thành đại diện cho người nghệ sĩ với vẻ đẹp chân – thiện – mĩ. III/ Kết bài: 0,5 điểm.