Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. 

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

          Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.

( Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một,

trang 113 – 114, NXBGD, 2009)

Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên. 

Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ “thiên lương” trong đoạn văn bản trên có nghĩa là gì?

Câu 3.  Em hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng từ đoạn văn trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để có thể giữ được bản tính tốt của con người.

docx 6 trang Yến Phương 22/02/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_1_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 90 phút I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. ( Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một, trang 113 – 114, NXBGD, 2009) Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên. Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ “thiên lương” trong đoạn văn bản trên có nghĩa là gì? Câu 3. Em hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng từ đoạn văn trên. Câu 4. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để có thể giữ được bản tính tốt của con người. II. Làm văn (6,0 điểm)
  2. Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần I. Hướng dẫn chấm Điểm Đọc hiểu Câu 1 Tác giả miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ và khuyên 0,5 quản ngục tìm chốn khác ở để giữ thiên lương và thờ cái đẹp. Câu 2 - Phương thức tự sự 1,0 - Nghĩa của từ Thiên lương : bản chất tốt của con người do trời phú cho. Câu 3 Ý nghĩ tư tưởng của đoạn trích văn bản: 1,0 + Dù trong hoàn cảnh nào thì cái đẹp vẫn mang sức sống tiềm tàng. Nó có thể hình thành và ra đời trong môi trường cái xấu, cái ác. Nhưng không vì thế mà nó lụi tàn. + Gốc của cái đẹp chính là thiên lương. Muốn thưởng thức cái đẹp phải giữ cho thiên lương lành vững. + Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Đó là sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái Đẹp, cái Thiện. Câu 4 a. Về kĩ năng: HS phải viết đoạn văn có đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, 1,5 thân đoạn, kết đoạn. Tránh mắc những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt. b. Về kiến thức: các em trình bày được ít nhất hai giải pháp - Chọn môi trường lành mạnh để học tập, vui chơi, giải trí. - Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực trong cuộc sống. - Xây dựng mục tiêu, ước mơ, lý tưởng riêng để không ngừng phấn đấu trong học tập và cuộc sống
  3. Phần II. 1. Yêu cầu về kĩ năng Làm văn - HS xác định đúng thể loại bài viết: Nghị luận về một phương diện trong một tác phẩm văn xuôi. - Hành văn lưu loát, diễn đạt chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, hào hùng. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo, sâu sắc. 2. Yêu cầu về kiến thức HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau: Mở bài Giới thiệu về: 0,5 - Giới thiệu khái quát về Nam Cao. - Hoàn cảnh, xuất xứ của "Chí Phèo". - “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm. Thân bài 1. Giải thích khái niệm 1,0 Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người. 2. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” 4,0 Trong tác phẩm "Chí Phèo", Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn. a. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó. b. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống
  4. xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. c. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo). d. Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi. * Những vẻ đẹp ở Chí Phèo: - Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện + Khỏe mạnh về thể xác (anh canh điền khỏe mạnh). + Lành mạnh về tâm hồn: · “Một thằng hiền như đất”. · Giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”. + Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. - Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm. + Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tình người, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi
  5. thì thích nhỉ?”. Và khi bị “cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ. + Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”! “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hi vọng. + Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xã hội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giết chết Bá Kiến - kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyền làm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốn sống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa. Dựng lên một hình tượng người nông dân bị tha hóa, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân, trái lại đã dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ, trong khi họ đã bị rách nát cả hình hài lẫn tâm hồn. Điều đó chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ và “tinh đời”. * Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở: - Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở. + Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người phụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấm nóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo.
  6. + Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được sống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biến đổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điều đó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có. Kết bài “Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc 0,5 đáo, mới mẻ. Giờ đây, nền văn học Việt Nam đã bước sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đường đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp và hàng kiệt tác trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó.