Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm)

      Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa

Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển

Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta

Như máu ấm trong màu cờ nước Việt

 

Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển

Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa

Máu của họ ngân bài ca giữ nước

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

                         (Trích Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc” trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên? 

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nêu trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công dân trong hoàn cảnh hiện tại.

docx 4 trang Yến Phương 22/02/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_14_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 90 phút I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta Như máu ấm trong màu cờ nước Việt Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa Máu của họ ngân bài ca giữ nước Để một lần Tổ quốc được sinh ra (Trích Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc” trong đoạn thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nêu trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công dân trong hoàn cảnh hiện tại. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về tình yêu quê hương, đất nước. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người. HẾT ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0
  2. Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc”: Chỉ hình tượng Đất nước; 1 0,5 Sự gần gũi, yêu thương, che chở cho người dân biển. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật - Xác định được 02 biện pháp tu từ trong 03 biện pháp tu từ sau: + Điệp từ: biển, máu, Tổ quốc 2 + Ẩn dụ: Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta. 1,0 + So sánh: Như máu ấm trong màu cờ nước Việt. - Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha, máu thịt với biển đảo quê hương và quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Nội dung chính: Sự cảm phục/ngợi ca tinh thần dũng cảm, kiên 3 0,5 cường của ngư dân trên biển cả. Trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương: - Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ của Tổ quốc. 4 1,0 - Mỗi cá nhân đều phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng 0,25 – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Tình yêu quê hương, đất nước. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có thể theo hướng sau: - Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc xây dựng quê hương. - Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. - Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. - Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
  3. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần 0,25 nghị luận. Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của 2 Nam Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm 5,0 người. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, 0,25 Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định vấn đề cần nghị luận Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam 0,5 Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật và luận đề. 0,5 * Phân tích nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Về nội dung: + Hình tượng nhân vật Chí Phèo: ++ Một nông dân lương thiện, có lòng tự trọng, có ước mơ đẹp, ++ Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mất nhân hình, nhân tính, đánh mất bản chất lương thiện của mình, rạch mặt ăn vạ, bị 2,5 lưu manh hóa, tha hóa, ++ Sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. Sự gặp gỡ thị Nở khơi dậy bản năng sinh vật trong Chí, tình yêu thương làm thức dậy bản chất lương thiện trong Chí Phèo. Chí muốn trở lại thành người lương thiện nhưng bị cự tuyệt, + Bi kịch vì bị cự tuyệt làm người: ++ Bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch tinh thần của một con người sinh ra là người, nhưng không được công nhận làm người. ++ Sự thức tỉnh về quyền sống, quyền được làm người. Niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.
  4. ++ Giết kẻ thù và tự sát, cách giải thoát duy nhất để Chí Phèo trở về cuộc sống làm người. + Giá trị nội dung: ++ Giá trị hiện thực: tác giả lên án, tố cáo, vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội đương thời đồng thời cảm thông, trân trọng đối với người nông dân lượng thiện bị áp bức, bóc lột nặng nề, ++ Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác khiến họ mất cả nhân hình, nhân tính, - Về nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. + Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo. + Tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính. * Khái quát nội dung phân tích, đánh giá chung về về tác giả, tác 0,5 phẩm, nhân vật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần 0,5 nghị luận. TỔNG ĐIỂM: 10,0 HẾT