Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :                                                    

                         Anh ra khơi

                         Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

                         Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

                         Biển một bên và em một bên.

             

                         Biển ồn ào, em lại dịu êm

                         Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

                         Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

                         Biển một bên và em một bên.

                         

                         Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

                         Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

                         Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc

                         Biển một bên và em một bên.

                         

                         Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

                         Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

                         Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

                         Biển một bên và em một bên.

                         

                         Vòm trời kia có thể sẽ không em

                         Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ

                         Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

                         Biển một bên và em một bên.

                                                           (Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

 

Câu 1. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ gì?      

Câu 2. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

Câu 3. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4. Hình ảnh của người lính biển trong khổ thơ thứ 4.

 

docx 4 trang Yến Phương 22/02/2023 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_15_co_huong_dan_cham.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên. Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên. Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên. Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng Biển một bên và em một bên. Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ Biển một bên và em một bên. (Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa) Câu 1. Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ gì?
  2. Câu 2. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào? Câu 3. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì? Câu 4. Hình ảnh của người lính biển trong khổ thơ thứ 4. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm) Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay? Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) Bằng hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Theo anh/chị làm thế nào để hạn chế hiện tượng này. HẾT ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 Câu thơ “Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng biện pháp tu từ: Đối lập 1 0.5 Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa: - Nghĩa thực: vành khăn tang của những người dân có người chết vì 1.0 2 thiên tai, bão tố. - Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, 3 điều đó có ý nghĩa: Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu 0.5 lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc. Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng 4 1.0 nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc. II LÀM VĂN Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lí tưởng 2,0 1 sống của thế hệ trẻ ngày nay? a. Đảm bảo hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ. 0,25
  3. b. Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Giải thích: - Lí tưởng sống : Mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người muốn hướng đến, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. - Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động đề hoàn thiện mình, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước. * Phân tích, bàn luận: 1,0 - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Đưa dẫn chứng và phân tích ngắn gọn để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. + Mỗi người luôn muốn sống hạnh phúc, đủ đầy; tự kiếm tìm hạnh phúc, lẽ sống (lí tưởng). + Có mục đích sống, có lí tưởng để theo đuổi, cuộc sống sẽ có ý nghĩa. + Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì con người đều cần có lý tưởng sống cao đẹp: Từ thời Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Đến hôm nay khi đất nước hòa bình và đang phát triển thì lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ càng rộng hơn. - Phê phán những người hờ hững với mọi thứ, sống theo quan niệm được đến đâu hay đến đấy, lo kiếm tiền, từ đó bị xã hội lên án, trở nên cô độc, ích kỉ. - Bài học nhận thức và hành động + Tự nhìn nhận lại cách sống + Sẵn sàng khi đất nước cần c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bào quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,5 về vấn đề nghị luận Bằng hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ 2 5,0 Đại. Trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn bắt gặp những con người như Chí Phèo. Theo anh/chị làm thế nào để hạn chế hiện tượng này. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết 0,25 luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của mình về quá trình tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân hiền lành, lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Qua đó nhận ra trong xã hội ngày nay, ít nhiều ta vẫn 0,5 bắt gặp những con người như Chí Phèo. Từ đó chỉ ra biện pháp để hạn chế hiện tượng này. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện suy nghĩ của bản thân và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ 3,5 và dẫn chứng. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5
  4. * Đánh giá: - Nội dung: 2,0 + Chí Phèo người nông dân hiền lành, lương thiện: Ấu thơ bất hạnh - lớn lên - năm 20 tuổi. →Chí Phèo là một hiện tượng cá biệt về hoàn cảnh xuất thân nhưng mang những phẩm chất chung của người nông dân lương thiện. + Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại: Nguyên nhân - sự thay đổi về nhân hình, nhân tính. →Chí Phèo hoàn toàn thay đổi khiến cả làng Vũ Đại ai cũng phải tránh xa. - Nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình, tình tiết hấp dẫn, kết cấu truyện mới mẻ, - Liên hệ: + Xã hội ngày nay ít nhiều vẫn còn hiện tượng Chí Phèo nhưng đã có sự biến tướng: đó là những người suốt ngày chỉ rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, trộm cắp, không chăm lo cho bản thân, gia đình, trở thành gánh nặng cho xã hội. + Giải pháp: Bản thân mỗi người phải tự ý thức trở thành người có ích 1,0 cho gia đình và xã hội. Tạo điều kiện cho những người lầm đường lỡ bước được tái hòa nhập cộng đồng. Tạo công ăn việc làm phù hợp cho những người lạc lối muốn hoàn lương. Giảm bớt chênh lệch giàu nghèo và tình trạng bóc lột trong xã hội, + Khẳng định luận đề, rút ra bài học cho bản thân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bào quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,5 về vấn đề nghị luận. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,0 điểm.