Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 (Có hướng dẫn chấm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
QUÁN HÀNG PHÙ THỦY
Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“ Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”
( K. BadjadjoPradip – Thái Bá Tân dịch)
Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Câu nói: “Mời vào đây - Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thủy?
(0,75 điểm)
Câu 3. Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu, - Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...” cho thấy vị khách là người như thế nào? (0,75 điểm)
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của phù thủy ở hai câu thơ cuối bài thơ không? (1,0 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_8_co_huong_dan_cham.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 (Có hướng dẫn chấm)
- ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. QUÁN HÀNG PHÙ THỦY Một phù thủy Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thủy ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” “ Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” ( K. BadjadjoPradip – Thái Bá Tân dịch) Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 2. Câu nói: “Mời vào đây - Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thủy? (0,75 điểm) Câu 3. Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu, - Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” cho thấy vị khách là người như thế nào? (0,75 điểm) Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của phù thủy ở hai câu thơ cuối bài thơ không? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phù thủy ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01đoạn văn Trang1/2 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc? Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Hết .
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Biểu cảm và tự sự. 0,50 2 - Phù thủy là người có quyền năng vô hạn, có thể đáp ứng tất cả 0,75 các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng”. 3 - Vị khách là người đang khao khát có được những điều tốt đẹp 0,75 nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn Song, cũng có thể hiểu vị khách – trong tình huống này – là một người khá khôn ngoan và hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong I muốn của “khách hàng” hay không. 4 - Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ 1,0 “quả chín” mà quán hàng phù thủy lại chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì “khách hàng” phải có thời gian, công sức để “trồng” những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy – người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy. - HS có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối với quan điểm đó của phù thủy. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình 2,0 về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc? a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn 0,25 Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề b. Xác định vấn đề nghị luận: Làm thế nào để có hạnh phúc? 0,25 II c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao 1,0 tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: - Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là biểu thị thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống làm ta thấy thỏa mãn. - Quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc đôi khi không phải tìm kiếm đâu xa xôi, nó vẫn ở ngay trước mắt chúng ta đấy thôi. - Hạnh phúc mang đến cuộc sống của ta những gái trị: Sống có mục đích, lạc quan hơn và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.
- - Chúng ta phải làm gì để có hạnh phúc: Hãy chia sẻ niềm vui của mình cho người khác. Bởi thế hãy tập trân trọng những gì ta đang có - hạnh phúc giản dị nhưng nếu mất đi sẽ mãi chẳng thể lấy lại được. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0,25 sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu 2 Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao 5,0 trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài). 0,50 - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết phải đảm bảo các ý sau * Giới thiệu chung: 0,50 - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. * Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao 3.0 trong tác phẩm Chữ người tử tù Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân được khắc họa với ba vẻ đẹp tiêu biểu: - Tài hoa nghệ sĩ; - Khí phách hiên ngang; - Thiên lương trong sáng. Học sinh có thể lựa chọn một trong ba vẻ đẹp trên để phân tích. Ví dụ: Khí phách hiên ngang của Huấn Cao được tô đậm thông qua khá nhiều chi tiết: + Huấn Cao là người đứng đầu của bọn phản nghịch chống lại triều đình. + Huấn Cao là một tên tù có tiếng là nguy hiểm, có tài bẻ khóa vượt ngục. + Huấn Cao là một tên tù nổi tiếng là nguy hiểm lại mang trọng tội => Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, chọc trời khuấy nước của một người anh hùng
- *Đánh giá : 0,50 - Khẳng định vẻ đẹp được lựa chọn để phân tích không tách rời các vẻ đẹp khác trong hình tượng nghệ thuật. - Để khắc họa thành công vẻ đẹp đó, tác giả đã dày công xây dựng nhân vật Huấn Cao, đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản và lựa chọn thứ ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0,25 sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hành văn trong sáng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. Tổng điểm 10.0 . Hết