Đề kiểm tra kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

1.  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Chân quê – Nguyễn Bính) 

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó?  (1,0 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)

    Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

doc 4 trang Yến Phương 22/02/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ket_thuc_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Tên môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số nhận thức thấp I. Đọc hiểu -Thể loại - Nội dung Thể hiện - Phương đoạn trích. quan điểm Đoạn trích. thức biểu Quan điểm, tư cá nhân về đạt tưởng của tác vấn đề đặt ra - Các biện giả. trong đoạn pháp tu từ Nghệ thuật và trích (nhận của đoạn tác dụng trong xét, đánh trích. đoạn văn, đoạn giá, rút ra thơ. bài học, ) Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II.Làm văn Vận dụng tổng hợp kĩ 1. Nghị luận năng và kiến thức về xã hội: viết xã hội, văn học để viết đoạn văn đoạn văn ngắn về vấn (khoảng 200 đề xã hội trong đoạn chữ). trích phần đọc hiểu. 2.Nghị luận Vận dụng tổng hợp văn học về những hiểu biết về tác một đoạn giả, tác phẩm đã học văn hoặc và kĩ năng tạo lập văn một tác bản để viết bài nghị phẩm văn luận văn học: Nghị xuôi (giai luận về một đoạn hoặc đoạn 30 – tác phẩm văn xuôi. 45). (HKI - Ngữ văn 11). Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng chung Số câu 1 1 1 2 5 Số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 70% 100%
  2. ĐỀ THI I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Chân quê – Nguyễn Bính) Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm) Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm) Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm) Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm) Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? II. PHẦN LÀM VĂN Câu I (2 điểm) Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Viết khoảng 200 từ ) Câu II (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Đọc đoạn văn và trả lời từ câu 1 đến 4: 3,0 - Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. 0,5 1. - Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ 0,5 và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực. 2. - Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (có thể thêm: tự sự, miêu tả). 0,5 Phần đọc 3 - Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai. 0,5 hiểu 4. - Biện pháp tu từ : + Liệt kê ( trang phục của cô gái ); 1,0 + Câu hỏi tu từ ( 4 câu ) : “Nào đâu cái yếm nái đen? ”; + Điệp ngữ : nào đâu. I Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài 2.0 nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc Phần văn hóa dân tộc: - Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu làm 1,5 văn nhiên mà có được. - Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. - Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn 0,5 hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng). - Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. II Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn 5,0 “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân. - Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề 0,5 gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được vấn đề. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao. 0,25 Cảm nhận : *Vẻ đẹp tài hoa: 0,25 - Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945 0,25 - Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và
  4. thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm ” - Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” . 0,25 - Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao. 0,25 - Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người *Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất : - Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước. 0,25 - Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúc mũi 0,25 gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục ) . => Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng 0,25 cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. * Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: - Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí 0,25 phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ - Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp. - Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng Quản Ngục những lời khuyên 0,25 quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối. => Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan niệm về 0,25 cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệ mật thiết giữa cái Tài và cái Tâm. * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo. 0,75 - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập. - Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạo hình Kết thúc vấn để: - Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật . 0,75 -Chính tả, dùng từ, đặt câu. - Đảm bảo quy tắc chính tả;dùng từ; đặt câu.