Đề ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU( 3.0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi,
NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)

1. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào? Của ai?chúng ta đã học trong chương trình ngữ Văn lớp10? (0.75 điểm)

2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.75 điểm)

3. Hai câu thực trong bài thơ 

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó ? (1.0 điểm)

4. Hai câu kết: 

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen

Cho thấy vẻ đẹp gì của nhà thơ Nguyễn Trãi ? (1.0 điểm)

docx 6 trang Yến Phương 15/03/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_2_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2. I. ĐỌC HIỂU( 3.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87) 1. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào? Của ai?chúng ta đã học trong chương trình ngữ Văn lớp10? (0.75 điểm) 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.75 điểm) 3. Hai câu thực trong bài thơ Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó ? (1.0 điểm) 4. Hai câu kết: Bui có một lòng trung lẫn hiếu Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen Cho thấy vẻ đẹp gì của nhà thơ Nguyễn Trãi ? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Bài thơ thuật hứng số 24 bàn về một phẩm chất quan trọng của con người là lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng. Anh /chị hãy viết một đoạn văn 150 chữ bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
  2. Sóng biếc theo làn hơi gợn tý Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo1 (SGK Ngữ Văn lớp 11/tập 1)
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ 2. Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 1 Hai câu đề của bài thơ gợi cho e nhớ đến bài thơ nhàn của 0.75 Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chương trình ngữ văn lớp 10. 2 Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 0.75 Lưu ý: Nếu học sinh làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho 0.25 điểm 3 3. Hai câu thực trong bài thơ tác giả sử dụng biện pháp đối 1.0 Tác dụng: Cho thấy một cuộc đời cần mẫn thanh bạch đáng tự hào. Cuộc sống chẳng có sơn hào hải vị chỉ có “muống” có “sen” rất bình dị mà thanh cao. 4 4. Hai câu kết thể hiện tấm lòng trung hiếu/lòng yêu nước 0.5 thương dân/kiên trì với lí tưởng. LÀM VĂN Bài thơ thuật hứng số 24 bàn về một phẩm chất quan trọng của con người là lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng. Anh /chị hãy viết một đoạn văn 150 chữ bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0.25 II Bài làm có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề NL 0.25 Ý nghĩa của lòng yêu nước, nhân cách thanh cao,kiên trì với lí tưởng c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao 0.75 tác lập luận, các phương thức biểu đạt, nhất là NL, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng . Có thể triển khai theo hướng: - Lí giải vì sao đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu của con người. - Rút ra bài học, ý thức trách nhiệm của bản thân. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lựa chọn của bản thân, cần có nội dung hợp lí,thuyết phục. GV linh hoạt trong đánh giá.
  4. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sâu sắc, mới mẻ 0.5 về vấn đề NL e. Chính tả,dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng từ, 0.25 đặt câu. Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ “câu cá mùa 5.0 thu” của Nguyễn Khuyến. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tý Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo a. Đảm bảo cấu trúc bài văn NL 0.25 Mở bài nêu được vấn đề NL., thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề NL 0.5 Bức tranh mùa thu trong bài thơ “câu cá mùa thu” c. Triển khai vấn đề NL thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến, bài thơ câu cá 0.5 mùa thu và vấn đề nghị luận Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ: 3.0 * Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn - Điểm nhìn thay đổi từ gần đến xa: Từ “thuyền câu bé tẻo teo” đến “tầng mây lơ lửng” - Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về thuyền câu, ao thu. -> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra theo nhiều chiều hướng. * Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất,đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam” - Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được khắc họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:
  5. + Màu sắc: “trong veo: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu ++ “sóng biếc”: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh. ++ “lá vàng trước gió”: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam Hình ảnh trời xanh ngắt: Sắc xanh của mùa lại được tiếp tục sử dụng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng -> Đặc trưng của mùa thu + Đường nét chuyển động: ++“hơi gợn tí”: Chuyển động rất nhẹ -> sự chăm chú quan sát của tác giả ++“khẽ đưa vèo”: Chuyển động rất nhẹ và rất khẽ -> Cảm nhận sâu sắc và tinh tế ++“tiếng cá đớp động dưới chân bèo”-> cái tĩnh tạo nên từ cái động rất nhỏ + Sự hòa hợp trong hòa phối âm thanh ++ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể mà vẫn nhận thấy sự hòa hợp. ++ Màu xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: Xanh màu trong veo của ao, xanh biếc của sóng, xanh ngắt của trời. Hòa với sắc xanh là lá vàng càng làm tăng thêm sự hài hòa và thanh dịu => Nét đặc sắc riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị đó chính là cái hồn dân giã đọc lên như ta thấy trước mắt làng cảnh,ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong tiết thu sang. * Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn - Không gian mở ra cả chiều cao,chiều sâu những tĩnh vắng + Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” hình ảnh quen thuộc + Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng,làng quê, ngõ xóm không có tiếng động nào của con người + Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ “hơi gợn tí,mây lơ lửng,lá khẽ đưa-> không đủ sức tạo nên âm thanh - Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động + “tiếng cá đớp động dưới chân bèo”-> Sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu,nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
  6. => Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ. => Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng * Nghệ thuật Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với cách gieo vần độc đáo vần “eo” rất tự nhiên thoải mái, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sâu sắc, mới mẻ 0.5 về vấn đề NL e. Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả,dùng từ, 0.25 đặt câu ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 điểm 10.0