Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 12 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam 
sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa 
là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có 
những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ 
từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.

... (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải 
tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai 
đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn 
bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai 
người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu 
chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học 
kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất 
lớn.

(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã 
hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền 
ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính 
toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân 
số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng

mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất 
nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.

(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express, Thứ sáu, 26/9/2014)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác 
dụng của thao tác lập luận đó.

Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh 
già trước khi kịp giàu? 

pdf 7 trang Yến Phương 22/02/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_12_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 12 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Phần 1: Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua. (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn. (3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng 1
  2. mẩu tài nguyên cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm. (Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express, Thứ sáu, 26/9/2014) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận đó. Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương. 2
  3. Đáp án đề 12 Phần 1: Đọc – Hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: - Thao tác lập luận so sánh - Tác dụng: + Giúp người đọc dễ hình dung hơn về những khó khăn của thời điểm dân số già đối với một đất nước, đặc biệt là đất nước đang phát triển. + Từ đó, mỗi người có nhận thức và hành động đúng để Việt Nam không bị già trước khi giàu. Câu 3: - Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu: + Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách, biết tiết kiệm tài nguyên. + Tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Phần 2: Làm văn 1. Mở bài: 3
  4. - Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương hay Tú Mỡ, là một trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước. - Giới thiệu về bài thơ Thương vợ. - Giới thiệu hình ảnh bà Tú 2. Thân bài: a. Hình ảnh bà Tú * Hai câu đề: Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng - Công việc: "buôn bán" - Thời gian: "quanh năm" → từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không có một ngày được nghỉ ngơi. - Địa điểm: "mom sông" (phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán) → hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống. - “Nuôi đủ năm con với một chồng”: Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. + Cách đếm con, chồng → ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, còn người chồng đang phải “ăn lương vợ” → Hai câu đề gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. 4
  5. * Hai câu thực: Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông - Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, cực khổ, của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thía hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” + "Eo sèo": là từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu → gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước” + Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. + “Buổi đò đông” hàm chứa không ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". + Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được để “nuôi đủ năm con với một chồng” phải lặn lội trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt trong thời buổi khó khăn. 5
  6. * Hai câu luận: Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công - Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt: + “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. + “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. + Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một hai năm mười " làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. + “Âu đành phận”, “dám quản công" giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. → Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. b. Nỗi lòng của tác giả - Hai câu kết: Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, 6
  7. Có chồng hờ hững cũng như không + Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp. → Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi. b. Nghệ thuật - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo. 3. Kết bài: - Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ. 7