Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 16 (Có đáp án)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
{…} Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ
hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả
người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến
cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối.
Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng
sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con
quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà
mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở
Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người
bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan
tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin
hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý
với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán
bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng
mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần
con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi
để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không
làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì
được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy
chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền
bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con
nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù
con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau
giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền
không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ, Nguyễn Trung Hiếu
(Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam,
báo điện tử Dân trí, ngày 6-11-2011)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, những phương thức biểu đạt được sử
dụng trong đoạn văn?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 3: Theo anh/chị vì sao người con lại nói: "Con sợ tiền mà lại muốn có tiền.
Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ"?
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_16_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 16 (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 16 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: { } Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình. Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn. Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe. 1
- Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa. Đứa con ngốc nghếch của mẹ, Nguyễn Trung Hiếu (Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam, báo điện tử Dân trí, ngày 6-11-2011) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3: Theo anh/chị vì sao người con lại nói: "Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ"? II: LÀM VĂN Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong đoạn thơ sau: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng 2
- Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Trích Thương vợ- Trần Tế Xương- SGK Ngữ văn 11, tập 1) -HẾT- 3
- Đáp án đề 16 I- ĐỌC Câu 1: HIỂU: - PCNN: sinh hoạt. - PTBĐ: biểu cảm, tự sự, nghị luận Câu 2: - Nội dung chính: thông qua hình thức viết thư gửi cho mẹ, người con đã nói lên suy nghĩ của mình về sự hiện diện của đồng tiền trong gia đình nghèo. Câu 3: Người con nói: “con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ”. Vì: - Cậu bé có gia cảnh nghèo khó. Việc kiếm tiền đã trở thành gánh nặng đối với bố mẹ cậu bé. Thương cha mẹ, tận mắt chứng kiến những vất vả của bố, những chắt chiu của mẹ trong hoàn cảnh bệnh tật vì không có tiền. Cậu không muốn đồng tiền đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc. - Nhưng cậu lại muốn có tiền và quý tiền vì nếu như có tiền mọi khó khăn của gia đình cậu sẽ được giải quyết. Bố mẹ cậu sẽ đỡ vất vả hơn. II. LÀM 1 - Yêu cầu về kỹ năng: VĂN: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. 4
- - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2 - Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo về mặt nội dung: sự vất vả, hi sinh của người phụ nữ xưa thông qua hình ảnh bà Tú 3 - Hướng dẫn làm bài: 1. Mở bài - Vị trí, vai trò của người phụ nữ, người vợ trong xã hội xưa, trong thơ văn và trong thơ Tú Xương 2. Thân bài *) Hai câu đề: - Câu thơ mở đầu cất lên thật tự nhiên, dường như không chút gọt giũa mà nói được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú. - Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian, từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy, bất kể mưa nắng, sớm trưa. Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó, bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán”. Đó chỉ là kiểu buôn thúng bán mẹt, lời lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn đầu sông cuối bãi. 5
- - Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của vợ ông Tú, đó là nơi có thế đất hiểm trở, là doi đất nhô ra, ba bề là nước, khá chênh vênh nguy hiểm. - Tú Xương đã quan sát, thấu hiểu cho nỗi vất vả của người vợ. Bởi vậy, ẩn sau mỗi lời thơ nôm na bình dị là một niềm cảm thông, thương mến sâu lắng. Với người vợ, một lời cảm thông như vậy của chồng cũng đủ để bù đắp cho bao nỗi đắng cay. - Câu thơ thứ hai nêu lên căn nguyên sự vất vả của bà Tú. Bà phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề “nuôi đủ năm con với một chồng”. Phải chăm sóc, nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi. Vậy mà bà còn phải nuôi thêm cả đức ông chồng. Ai cũng biết ông Tú tài cao nhưng phận thấp, thành ra ông chí khí uất. - Hai câu thơ đầu đã đặc tả sự nhẫn nại, đảm đang của bà Tú trước gánh nặng gia đình. Qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của mình. *) Hai câu thực: - Hai câu thơ đã cụ thể hơn tính chất, đặc thù công việc của bà Tú. Cách đảo ngữ “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” tô đậm chân dung cực nhọc, lam lũ, bươn chải của bà. - Nhà thơ mượn hình ảnh ẩn dụ “thân cò” trong ca dao để ví von với thân phận, cuộc đời người vợ của mình. Nhà thơ đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận của những người lao động 6
- vất vả, lam lũ. Thân cò còn gợi dáng vẻ bé nhỏ, gầy gò, đáng thương tội nghiệp của người vợ ông Tú. - Bà Tú bé nhỏ yếu ớt thế mà phải một mình thân gái dặm trường, đi làm qua những nơi “quãng vắng”. Khi khỏe thì không sao nhưng khi trái gió trở trời, sảy chân bất kì thì không biết bà Tú sẽ gặp nguy hiểm chừng nào. Thế mới thâm thía câu "Buôn có bạn, bán có phường”. Câu thơ mang sức nặng của tấm lòng thương cảm mà ông Tú dành cho vợ. - Bà Tú không chỉ dấn thân những chỗ đồng không mông quạnh mà còn phải chen chân trên những chuyến đò đông, phải chịu những tiếng “eo sèo”, những lời qua tiếng lại cò kè mặc cả, có lườm nguýt chê bôi xô bồ. Đò đông gợi ra sự hiểm nguy, xô đẩy, chen chúc. Vậy là “cô gái nhà dòng” vì lấy ông Tú mà buộc phải nhắm mắt đưa chân quên đi lời mẹ dặn “Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua”, phải lăn lộn giữa chốn đời phàm tục để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình. - Hai câu thơ chú trọng vào việc miêu tả nỗi vất vả, sự đảm đang của bà Tú. Ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn thương cảm, ái ngại, biết ơn, trân trọng. 3. Kết bài - Khái quát và mở rộng vấn đề 7