Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. 
Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:

- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!

Con ngỡ ngàng:

- Sao nắng, sao râm đều phải vội?

Trời vẫn nắng vẫn râm…

Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

                                                 (Theo vinhvien.edu.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ 
văn bản trên?  

pdf 6 trang Yến Phương 22/02/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 2 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Phần 1. Đọc – hiểu (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ! Con ngỡ ngàng: - Sao nắng, sao râm đều phải vội? Trời vẫn nắng vẫn râm Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. (Theo vinhvien.edu.vn) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 1
  2. Câu 2. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó? Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên? Phần 2. Làm văn (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. 2
  3. Đáp án đề 2 Phần I: Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Câu 2: - Biện pháp tu từ: cường điệu/nói quá/thậm xưng - Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay gắt. Câu 3: - Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi con người trong cuộc sống. Câu 4: - Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích. Phần II: I. Giới thiệu chung - Trình bày khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca trung đại: Được nhiều tác giả nhắc đến với tấm lòng trân trọng và niềm cảm thương sâu sắc cho số phận như Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du - Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng người phụ nữ. Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú 3
  4. II. Thân bài 1. Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ - Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông” + Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác + Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông, mấp mô không ổn định. → Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi còn mà phải nuôi chồng - Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc: +”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng + Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát + “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu → Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ + "Eo sèo buổi đò đông": gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc + "Buổi đò đông": Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu 4
  5. - Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú. → Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú. - Năm nắng mười mưa: số từ phiếm chỉ số nhiều → Sự vất vả lam lũ, cực nhọc của Bà Tú 2. Hình tượng bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng - Tuy hoàn cảnh éo le vất vả, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con: + “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn + “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu → Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con. - Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang + “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn + “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. → Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú → Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến 5
  6. 3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Việt hóa thơ Đường III. Kết luận - Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú - Mở rộng vấn đề. 6