Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 20 (Có đáp án)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

   Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong 
ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè 
không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, 
chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm 
đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài 
cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay 
đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

(Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể 
hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)

Câu 3: Tư thế "Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như 
thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm) 

pdf 6 trang Yến Phương 22/02/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 20 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_20_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 20 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 20 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng? (Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm) Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm) Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm) Câu 3: Tư thế "Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN 1
  2. Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! -HẾT- 2
  3. Đáp án đề 20 I- ĐỌC Câu 1: HIỂU: Nội dung của đoạn văn trên là: - Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh là vẫn còn e dè, nghi ngại, giữ mình là chính, thậm chí ẩn dật uổng phí tài năng. - Thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người tài của người xuống chiếu. Câu 2: - Phần in đậm là những điển tích điển cố, thể hiện đặc điểm của văn học trung đại là lối tư duy theo kiểu mẫu đã có sẵn, hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học. Câu 3: - Tư thế "ghé chiếu" là một điển tích vừa cho thấy thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng hiền tài của Quang Trung vừa thể hiện vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của tác giả. Người nghe vì thế thêm nể trọng vì những điều đã được viết ra. II. LÀM 1 - Yêu cầu về kỹ năng: VĂN: - Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. - Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ 3
  4. 2 - Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo về mặt nội dung: Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng, sự xót xa thấm thía cho cái rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. 3 - Hướng dẫn làm bài: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình 2. Thân bài *) Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ a. Hai câu đề: - Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. b. Hai câu thực: - Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn. c. Hai câu luận: - Tả cảnh thiên nhiên kỳ lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành 4
  5. → Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình. d. Hai câu kết: - Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. *) Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. *) Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. - Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ - Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội ngày nay: - Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được nét dịu dàng, khiêm nhường của người phụ nữ truyền thống. - Là những công dân bình đẳng trong cộng đồng xã hội. Không còn phải cam chịu số phận, không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa. Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của xã hội. 5
  6. III. Kết bài - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 6