Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Kim Sơn C (Có đáp án)

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Vịnh khoa thi Hương 
“Nhà nước ba năm mở một khoa, 
Trường Nam thi lẫn với trường Hà. 
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, 
Ậm ọe quan trường miệng thét loa. 
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, 
Váy lê quét đất mụ đầm ra. 
Nhân tài đất Bắc nào ai đó, 
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. 
Câu 1: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”? 
Câu 2: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt? 
Câu 3: Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường? 
Câu 4: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng? 
Câu 5: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết 
Phần II. Làm văn (6 điểm) 
Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, 
anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
pdf 11 trang Yến Phương 22/02/2023 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Kim Sơn C (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Kim Sơn C (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT KIM SƠN C ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Vịnh khoa thi Hương “Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. Câu 1: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”? Câu 2: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt? Câu 3: Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường? Câu 4: Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng? Câu 5: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết Phần II. Làm văn (6 điểm) Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Trang | 1
  2. Phần I: Đọc hiểu Câu 1: - Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX - Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự. Câu 2: - Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi Hà Nội. - Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình. Câu 3: - Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác. - Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo. Câu 4: - Đối: lọng cắm rợp trời > < mụ đầm ra. - Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức. Câu 5: HS cần nêu được nội dung sau: - Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước. - Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ. Phần II: Làm văn 1. Mở bài: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung - Ví dụ: Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên thân phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Họ phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến "Tam tòng, tứ đức" ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và công dung ngôn hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình qua các bài thơ như: Tự tình, Bánh trôi nước, Thương vợ 2. Thân bài Các ý chính cần đạt là: * Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương. Trang | 2
  3. * Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau: - Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả: + Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa. + Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình. + Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ. - Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương: + Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ. + Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực. 3. Kết bài: Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân. - Ví dụ: Ngày nay thân phận người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ cái xã hội "Trọng nam khinh nữ" đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội "công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền". Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mỹ tục vốn có của mình. Và vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Viêt Nam, đảm đang tháo vác. ĐỀ SỐ 2 Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Trang | 3
  4. Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi từng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang. Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau. (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31) Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ dùng để ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết? Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”. Câu 3: Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”. Câu 4: Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy). Phần II. Làm văn (6 điểm) Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Đọc hiểu: Câu 1. Phép điệp và liệt kê (đồng thời nêu được dẫn chứng minh họa) đã được nhà thơ dùng đề ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết. Câu 2. - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh). - Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc trong lòng mình. Câu 3. Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè Trang | 4
  5. Câu 4. Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay. - Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau: + Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh + Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn + Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt Phần II: Làm văn 1. Mở bài: - Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước. 2. Thân bài: Các ý chính: - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.) - Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin ), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ treo dê bán chó) + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ ) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: + Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) + Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. [ ] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.) Trang | 5
  6. 3. Kết bài: - Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động. - Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập. ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê - Thạch Lam) Câu 1: Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó? Trang | 6
  7. Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên. Câu 5: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó. Phần II. Làm văn (6 điểm) Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1: Văn bản sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê. Câu 2: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê. Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con]. Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê. Câu 5: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc. Phần II: Làm văn (6đ) * Giới thiệu chung: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. * Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu - Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền. - Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Trang | 7
  8. - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". => Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương. 2. Đức tính cao đẹp của bà Tú - Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu, Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng. - Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp: Năm nắng mười mưa dám quản công. - Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa. 3. Ý nghĩa lời "chửi" trong hai câu thơ cuối - Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. - Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ. 4. Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ Trang | 8
  9. - Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau. - Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ. * Đánh giá: - Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không". - Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp. ĐỀ SỐ 4 Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”. (Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao? Trang | 9
  10. Phần II. Làm văn (6 điểm) Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu đi qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc hiểu: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người. Câu 3: - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau Câu 4: Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục. (HS lựa chọn nêu quan điểm và lí giải được quan điểm đã nêu – GV linh hoạt khi chấm bài) Phần II: Làm văn - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người - Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. - Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: * Khi tàu đến: - Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ Trang | 10
  11. - Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới; lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh. → Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc. Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện. * Tàu đi qua: - Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối → nuối tiếc, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội. - Đoàn tàu là biểu tượng về một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn trong ước mơ của những người dân nơi phố huyện nghèo. - Gần gũi với thiên nhiên, với phố huyện - Nhớ những kỉ niệm về Hà Nội - “một vùng sáng rực và lấp lánh” - Cảm thông, dõi theo cuộc sống của những mảnh đời nghèo khổ nơi phố huyện - Cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya - Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đôn hậu. - Chờ đợi đoàn tàu trong niềm nuối tiếc về quá khứ, về Hà Nội, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa; ước mơ về một thế giới khác đi qua, rực rỡ, vui tươi, tràn đầy âm thanh và ánh sáng. * Nghệ thuật: Nghệ thuật đối lập, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu - Kết thúc vấn đề: qua nhân vật Liên nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực; sự đồng cảm, trân trọng với ước mơ, khát vọng của con người. Trang | 11