Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin
không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng
xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể
hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở
nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm
nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu
đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt,
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5
điểm)
2. Nêu nội dung của văn bản. (0.5 điểm)
3. Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0
điểm)
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của facebook đối
với giới trẻ hiện nay. (1.0 điểm)
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin
không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng
xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể
hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở
nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm
nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu
đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt,
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5
điểm)
2. Nêu nội dung của văn bản. (0.5 điểm)
3. Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0
điểm)
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của facebook đối
với giới trẻ hiện nay. (1.0 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt (Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) 2. Nêu nội dung của văn bản. (0.5 điểm) 3. Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm) 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của facebook đối với giới trẻ hiện nay. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Trang | 1
- I. Đọc hiểu Câu 1: (0.5 điểm) - Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: chính luận - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận Câu 2: (1 điểm): Nội dung đoạn văn: Bàn về tác hại của Facebook hoặc Facebook và sự ảnh hưởng của nó đến các mặt đời sống XH. Câu 3: (1 điểm) - Biện pháp tu từ chính: liệt kê - Tác dụng: Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối có tác dụng nhấn mạnh những tác hại của Facebook Câu 4: (0.5 điểm) Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Nội dung chính: Tác hại của facebook: - Tốn thời gian; - Ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập; - Dễ bị lừa đảo; bị ăn cắp thông tin cá nhân II. Làm văn 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo về mặt nội dung: Thương vợ là bài thơ Tú Xương viết về vợ mình. Qua hình ảnh bà Tú vất vả, giàu đức hi sinh là một ông Tú có nhân cách qua lời tự trách 3. Hướng dẫn làm bài: a. Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương hay Tú Mỡ, là một trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước. Trang | 2
- - Giới thiệu về bài thơ "Thương vợ". b. Thân bài: * Hai câu thực: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng” - Công việc: buôn bán - Thời gian: quanh năm=> từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không có một ngày được nghỉ ngơi. - Địa điểm: mom sông ( phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán)=> hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống. - “Nuôi đủ năm con với một chồng”: Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. + Cách đếm con, chồng => ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, còn người chồng đang phải “ăn lương vợ” => Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. * Hai câu đề: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” - Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, cực khổ, của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông.” + Eo sèo: là từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu => gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước” + Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Trang | 3
- + “Buổi đò đông” hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". + Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được để “nuôi đủ năm con với một chồng” phải lặn lội trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt trong thời buổi khó khăn. * Hai câu luận “Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.” - Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt: + “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. + “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. + Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một hai năm mười làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. + “Âu đành phận”, “dám quản công” giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. => Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. * Hai câu kết: - Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.” + Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp. => Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi. Trang | 4
- c. Kết bài: - Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyện hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. (Thơ văn Trần Tế Xương, NXB giáo dục, Hà Nội, 1984) Câu 1: Chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên. Câu 2: Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú? Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ? II. LÀM VĂN Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu Câu 1: - Vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao. - Vận dụng từ ngữ: Thành ngữ: một duyên hai nợ và năm nắng mười mưa. Câu 2: Đức tính cao đẹp của bà Tú: - Là người giàu đức hy sinh. - Chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con. Câu 3: Trang | 5
- - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhiều chất liệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, các hình ảnh gần gủi, quen thuộc, tạo cho câu thơ có cái vẻ tự nhiên, sự chân thành của cảm xúc, không cầu kì, gọt giũa, nên có sức truyền cảm mạnh mẽ. II. Làm văn 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo về mặt nội dung: Phân tích, cảm nhận hình ảnh người nghĩa sĩ để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của họ 3. Hướng dẫn làm bài: a. Mở bài: - Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm b. Thân bài: * Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ: - Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống) + “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó ”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời - Nghệ thuật tương phản: chưa quen > Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau. => Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ” * Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn - Khi Thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ⇒ trông chờ tin quan ⇒ ghét ⇒ căm thù ⇒ đứng lên chống lại + Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường Trang | 6
- + Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa” +Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” ⇒ Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực - Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ⇒ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt ” => Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự gisc,tự nguyện đứng lên chiến đấu * Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân - Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” - Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử ⇒ làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ - Lập được những chiến công đáng tự hào: “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ” -“đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược” : động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi - Sử dụng các động từ chéo “ đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh. => Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước. * Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng - Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành + “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những ifn nghĩa sĩ - Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại => Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh sanh dũng xứng đáng đi vào sử sách c. Kết bài - Khái quát và mở rộng vấn đề. ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU Trang | 7
- Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi "Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?" (Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm) Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm) Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm) Câu 3: Tư thế "Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu Câu 1: Nội dung của đoạn văn trên là: Trang | 8
- - Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh là vẫn còn e dè, nghi ngại, giữ mình là chính, thậm chí ẩn dật uổng phí tài năng. - Thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người tài của người xuống chiếu. Câu 2: - Phần in đậm là những điển tích điển cố, thể hiện đặc điểm của văn học trung đại là lối tư duy theo kiểu mẫu đã có sẵn, hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học. Câu 3: - Tư thế "ghé chiếu" là một điển tích vừa cho thấy thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng hiền tài của Quang Trung vừa thể hiện vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của tác giả. Người nghe vì thế thêm nể trọng vì những điều đã được viết ra. II. Làm văn 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. - Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ 2. Yêu cầu về kiến thức: - Đảm bảo về mặt nội dung: Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng, sự xót xa thấm thía cho cái rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. 3. Hướng dẫn làm bài: a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình b. Thân bài: * Hai câu đề: - Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. * Hai câu thực: - Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn. Trang | 9
- * Hai câu luận: - Tả cảnh thiên nhiên kỳ lạ phi thường, đầy sức sóng: Muốn phá phách, tung hoành => Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình. * Hai câu kết: - Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. - Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. - Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. - Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ - Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội ngày nay: - Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được nét dịu dàng, khiêm nhường của người phụ nữ truyền thống. - Là những công dân bình đẳng trong cộng đồng xã hội. Không còn phải cam chịu số phận, không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa. Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của xã hội. c. Kết bài - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Trang | 10
- Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ - Trần Tế Xương) 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong văn bản trên? 2. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên? 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau ? Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Phần II: Làm văn (6 điểm) Anh (chị) hãy phân tích bi kịch tha hoá của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao ? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc hiểu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ. * Cách giải: - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của các thể thơ mà em đã học. * Cách giải: Thể thơ thất ngôn bát cú. 3. * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp nghệ thuật mà em đã học. * Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật: Sử dụng thành ngữ “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa” Trang | 11
- - Tác dụng: Thành ngữ và cách nói tăng cấp “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” đã khắc họa cuộc đời cơ cực, tủi nhục của bà Tú. Bà với ông Tú, duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Ông Tú tự thấy mình là một gánh nợ trong suốt cuộc đời người vợ. Nhưng người mẹ, người vợ đó không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên, âm thầm, không hề đòi hỏi, oán trách. Bà Tú coi đó như một lẽ thường tình, nào có kể công. Phần II: Làm văn a. Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu nội dung: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nam Cao là cây nút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. - Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. * Phân tích: - Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. -> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng. - Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực: + Cày cấy thuê để kiếm sống. + Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng. + Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải => Là một người lương thiện. - Từ người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành thằng lưu manh. Trang | 12
- - Do Bá Kiến: ghen, đẩy Chí Phèo vào tù. - Do nhà tù đã nhào nặn, tha hóa Chí -> Xã hội phi lí, bất công, ngang trái. - Nhân hình: + Gương mặt: Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm + Trang phục: Mặc áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm - Nhân tính: + Uống rượu đến say khướt. + Chửi bới. + Đánh nhau. + Ăn vạ + Liều lĩnh, thách thức. -> Thằng lưu manh hung hăng, liều lĩnh. * Bị tha hóa từ thăng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại: - Do sự khôn ngoan, gian xảo của Bá Kiến. - Do sự khờ khạo, u mê của Chí Phèo. - Nhân hình: biến thành mặt một con vật lạ. - Nhân tính: + Triền miên trong những cơn say -> làm bất cứ cái gì mà người ta sai -> gây tội ác. + Đoạn văn mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi ” -> sự phẫn uất, cô độc cùng cực của Chí Phèo. c. Tổng kết: - Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 - 1945. - Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp. Trang | 13