Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Ơn (Có đáp án)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 
“Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ, vận hội 
và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu, tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên 
để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất 
là về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta đã cảnh báo và suốt hai 
thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua. Do đó, hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng 
đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi 
bất cứ ai, cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc nào là ngoại 
lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt 
hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của 
người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân. “Thực túc, binh cường”, nếu 
tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng 
đáng trên trường quốc tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.” 
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu 
từ nhân hóa (1,0 điểm) 
Câu 2:  Giải thích khái niệm toàn cầu hóa trong văn cảnh trên? (1,0 điểm) 
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giải thích vì sao: “tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ 
quyền đất nước” (2,0 điểm).
pdf 15 trang Yến Phương 22/02/2023 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Ơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_tr.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Ơn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ƠN MÔN: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ, vận hội và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu, tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất là về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta đã cảnh báo và suốt hai thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua. Do đó, hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi bất cứ ai, cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân. “Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.” Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (1,0 điểm) Câu 2: Giải thích khái niệm toàn cầu hóa trong văn cảnh trên? (1,0 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giải thích vì sao: “tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước” (2,0 điểm). II. LÀM VĂN (6 điểm) Phân tích bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh/chị có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy nđộng kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài Yêu cầu cụ thể Câu 1.(1 điểm) - Phong cách ngôn ngữ chính luận.
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa: “Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽkhông thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân” Câu 2.(1 điểm) - Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng, mở rộng những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, thông tin giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Đó là xu thế tất yếu, một đòi hỏi chính đáng để xây dựng, phát triển mỗi quốc gia và giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại. - Nó mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức cho các quốc gia. Câu 3.(2 điểm) Viết đoạn văn giải thích: Hình thức: Viết đúng quy ước đoạn văn và số câu mà đề quy định. Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của mình về lí do nhưng cần làm rõ: - Tụt hậu: là chậm, kém phát triển, là thụt lùi, thua kém so với các nước khác. Nó biểu hiện ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng, giáo dục, công nghệ, - Độc lập, chủ quyền dân tộc: là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm mà bao thế hệ ông cha đã phải đánh đổi bằng xương máu để giành lại từ tay những kẻ xâm lược. - Tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước, vì: + Chất lượng đời sống thấp làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, có thể gây bất ổn chính trị. + Không có sức mạnh kinh tế, kĩ thuật, quân sự, sẽ không có đủ sức mạnh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch. + Có thể bị lệ thuộc, trở thành "sân sau" của các nước khác, từ kinh tế đến chính trị. => Nói cách khác, nếu không nỗ lực phát triển toàn diện đất nước, chúng ta sẽ trở thành một dân tộc nhược tiểu, nền độc lập và chủ quyền dân tộc sẽ bị đe dọa. - Do vậy, mỗi công dân cần ý thức được trách nhiệm của mình: học tập, rèn luyện cả đức, tài, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù, để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc II. LÀM VĂN (6 điểm) * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm * Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ a. Phân tích 2 câu đề: Nỗi lòng cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình - Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” + Thời gian: đêm khuya
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh => Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. - Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận về sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn: + Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả. + Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó gợi cho ta nghĩ đến một câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long thành hoài cổ (“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”). - Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.” + Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. + Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên. + Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo. b. Phân tích 2 câu luận: Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn - Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.” + Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây". + Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. + Kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh => Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá. => Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.
  4. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ƠN MÔN: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy cơ, vận hội và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu, tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất là về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta đã cảnh báo và suốt hai thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua. Do đó, hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi bất cứ ai, cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua, nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân. “Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.” Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chức năng nào? Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (1,0 điểm) Câu 2: Giải thích khái niệm toàn cầu hóa trong văn cảnh trên? (1,0 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giải thích vì sao: “tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước” (2,0 điểm). II. LÀM VĂN (6 điểm) Phân tích bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh/chị có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy nđộng kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài Yêu cầu cụ thể Câu 1.(1 điểm) - Phong cách ngôn ngữ chính luận.