Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 10 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy 
cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại 
đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em sẽ được 
điểm 10. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề 
thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn 
đề cho mình.

    Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn.

   Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai 
chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng 
hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế a?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách...

  (Trích Hạt giống tâm hồn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra?

Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội 
dung của câu chuyện trên (tối đa 4 dòng)

Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng 
ta bài học gì? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (7 - 10 dòng) 

pdf 5 trang Yến Phương 22/03/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_10_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói: - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em sẽ được điểm 10. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình. Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy: - Thưa thầy tại sao lại như thế a? Thầy cười nghiêm nghị trả lời: - Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách (Trích Hạt giống tâm hồn) 1
  2. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra? Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên (tối đa 4 dòng) Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (7 - 10 dòng) Phần II. Làm văn (6 điểm) Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên. 2
  3. Đáp án đề 10 Phần I: Đọc hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự Câu 2: Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó. Câu 3: Viết tiếp lời thầy: Nói về lòng tự tin, dám đối đầu với thử thách để biến ước mơ thành sự thật (viết không quá 4 dòng) Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học: “Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí, không tin là mình có thể làm được. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách, trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công. Phần II: Làm văn 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Thạch Lam - Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài 2.1 Khái quát lại nội dung truyện ngắn Hai đứa trẻ 3
  4. 2.2 Giải thích, phân tích * Đối với mọi người - Tìm một chút ánh sáng mới, kiếm thêm chút tiền, bán thêm ít hàng cho những người trên tàu. → Tất cả những con người ấy làm những việc quen thuộc của mình, nhưng dường như không phải vì mục đích đó. Họ làm vì thói quen? Vì để tránh sự buồn chán vào ban đêm ở phố huyện nghèo? Hay làm vì chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. * Đối với chị em Liên - Khi đoàn tàu đi qua, Liên nhớ về quá khứ với những kỉ niệm đẹp đẽ: + Hấp dẫn, sinh động: Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ — bây giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. + Nhiều ánh sáng. Ngoài ra, kỉ niệm Hà Nội nhớ lại không rõ rệt cái gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! - Đoàn tàu: + Chuyến tàu đó là hoạt động cuối cùng của ban đêm. + Mọi người cùng mong đợi: Bác phở Siêu nghển cổ ra phía ga lên tiếng; Đèn ghi đã ra kia rồi. + Một sự khác lạ: Liên cũng trông thấy ngon lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu cùng vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh khi vào nghỉ. 4
  5. Một làn khói bùng sáng trắng lên đàng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới đoàn xe vút qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các toa cửa kính sáng. + Làm xáo động cuộc sống vốn tĩnh lặng: Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng lại không còn nghe thấy nữa. Cả phố huyện mới thật hết xáo động. + Không thuộc thế giới nơi chị em Liên sống, nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. + Gợi lên những khát vọng mơ hồ nhưng cay đắng. Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Liên lặng lẽ theo mơ tưởng. * Ý nghĩa - Thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa: Ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt qua trong đêm tối. - Thể hiện cái nhìn lạc quan về con người: Họ còn sự gắn bó, muốn thay đổi trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều biết ước mơ, mong mỏi thay đổi nào đó, dù rất mơ hồ, rời rạc. Điều đó chứng tỏ, ngày dù tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng và đời của họ không tàn, nhất là với đứa trẻ như chị em Liên. 5