Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 19 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 
Một duyện hai nợ âu đành phận, 
Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1984)

Câu1: Chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú?

Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ? 

pdf 6 trang Yến Phương 22/03/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 19 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_19_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 19 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 19 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyện hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. (Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1984) Câu1: Chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên. Câu 2: Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú? Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ? II. LÀM VĂN Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. -HẾT- 1
  2. Đáp án đề 19 I- ĐỌC Câu 1: HIỂU: - Vận dụng hình ảnh "con cò" trong ca dao. - Vận dụng từ ngữ: Thành ngữ: "một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa". Câu 2: Đức tính cao đẹp của bà Tú: - Là người giàu đức hy sinh. - Chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con. Câu 3: - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhiều chất liệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, các hình ảnh gần gũi, quen thuộc, tạo cho câu thơ có cái vẻ tự nhiên, sự chân thành của cảm xúc, không cầu kỳ, gọt giũa, nên có sức truyền cảm mạnh mẽ. II. LÀM 1 - Yêu cầu về kỹ năng: VĂN: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2 - Yêu cầu về kiến thức: 2
  3. - Đảm bảo về mặt nội dung: Phân tích, cảm nhận hình ảnh người nghĩa sĩ để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của họ 3 - Hướng dẫn làm bài: I. Mở bài - Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm II. Thân bài 1. Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ - Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống) + “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời - Nghệ thuật tương phản: 'chưa quen" > < "chưa biết". → Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau. 3
  4. → Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ” 2. Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn - Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ → trông chờ tin quan → ghét → căm thù → đứng lên chống lại. + Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường + Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa” +Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” → Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực - Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm → họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt ” → Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu 4
  5. 3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân - Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” - Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử → làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ - Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”; “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược” : động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao, nhịp độ khẩn trương sôi nổi - Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh. → Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước. 4. Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng - Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành + “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những nghĩa sĩ 5
  6. - Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại → Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh anh dũng xứng đáng đi vào sử sách III. Kết bài - Khái quát và mở rộng vấn đề 6