Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 5 (Có đáp án)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

   … (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy 
bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như 
“cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều 
nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ. Đặc biệt, nhiều gia đình giàu có thay tủ sách 
bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ 
hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

   ...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi 
có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo 
trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật 
mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến 
chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, 
thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần 
thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ 
hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như 
“cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại 
công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. 
Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm) 

pdf 6 trang Yến Phương 22/03/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_5_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ. Đặc biệt, nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ” (Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm) 1
  2. Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm) Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm) II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền. Câu 2 (5,0 điểm) Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu. 2
  3. Đáp án đề 5 I. Phần đọc hiểu Câu 1 - Thao tác lập luận so sánh/ Thao tác so sánh Câu 2: - Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay. Câu 3: - Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. Câu 4: - Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lý giải hợp lý, thuyết phục. II. Phần làm văn Câu 1: * Có thể trình bày theo định hướng sau: - Giải thích: 3
  4. + Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". - Bàn luận: + Sách tốt là người bạn hiền kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm văn học). + Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại, + Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người - Liên hệ bản thân Câu 2: Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: - Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại Viêt Nam. 4
  5. - Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong Chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân. * Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao. * Phân tích, chứng minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước: - Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác ). Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ. - Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thiên nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi những công thức, ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. - Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao: Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân. Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước. 5
  6. → Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. 6