Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 (Có đáp án)

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

   Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là 
những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo 
trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra 
đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại 
tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế 
là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày 
đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được 
bắt đầu một cuộc đời mới.

   Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng 
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì 
nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng 
từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những 
hạt lúa mới…

    Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn 
vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho 
cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong 
được ông chủ gieo xuống đất”

Câu 3: Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong 
xã hội?

Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên? 

pdf 6 trang Yến Phương 22/03/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_8_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 8 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. Đọc hiểu (3 điểm) CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”. (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) 1
  2. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất” Câu 3: Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong xã hội? Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên? II. Làm văn (7 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến trước khi bị Thị Nở từ chối trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. 2
  3. Đáp án đề 8 I. Đọc hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2: - Hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất bởi vì nó mong đợi được bắt đầu một cuộc đời mới. Câu 3: - Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người: + Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo hiểm. + Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách. Câu 4: - Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện. Ví dụ: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa. II. Làm văn 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nam Cao là cây nút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. 3
  4. - Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Giới thiệu nhân vật - Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. → Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng. - Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến, lành như đất → lương thiện đích thực + Cày cấy thuê để kiếm sống. + Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục → có lòng tự trọng. + Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải → Là một người lương thiện. Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: * Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí. - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính cách nhân vật Chí. + Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, Thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì Thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị 4
  5. không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình. + Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi thế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị →Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí. * Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người - Chí có sự thay đổi về tâm lý: + Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc. + Đói rét, bệnh tật, ốm đau hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc. - Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình: + Tiếng chim hót trong lành buổi sáng. + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông. + Tiếng người cười nói đi chợ về. - Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai. + Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê làm”. + Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện. * Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng. 5
  6. + Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa. + Nhưng ai cho Chí lương thiện. + Kẻ thù của Chí không phải một mình Bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác. + Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như Thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt Chí. + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện → Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. 3. Tổng kết - Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì tiền khởi nghĩa 1940 – 1945. - Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp. 6