Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cooc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng với một nhà có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân,… trên mép và cằm đều rủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trong câu chuyện trên tề tựu vì sự kiện gì?

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Nêu nhận xét của anh/chị về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ.

doc 4 trang Yến Phương 21/02/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_2_nam_hoc_2021_2022_co.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cooc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Với tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng với một nhà có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân, trên mép và cằm đều rủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng. Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trong câu chuyện trên tề tựu vì sự kiện gì? Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Nêu nhận xét của anh/chị về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ):
  2. Đoạn trích trên trích từ văn bản Hạnh phúc của một tang gia. Tác giả: Vũ Trọng Phụng. Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trên tề tựu vì sự kiện: đám tang của cụ cố Hồng. Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích: lối nói châm biếm, nghệ thuật trào phúng (đám tang vốn buồn phiền, tiếc thương người đã khuất nhưng nó lại trở nên kệch cỡm vì cách ăn mặc hở hang lố bịch của cô Tuyết và sự “dê xồm” của những lão già bạn cụ cố Hồng - người đã khuất). Tác dụng: gây tiếng cười, sự khinh bỉ, mỉa mai với những con người trong đám tang ấy đồng thời nó phản ánh một xã hội thu nhỏ lố lăng. Câu 4 (1đ): Nhận xét về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ: con người đua đòi theo lối Âu hóa, cho rằng bản thân mình là sành điệu, hợp mốt mà trở nên lố lăng. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin. 2. Thân bài a. Giải thích Niềm tin: sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, niềm tin còn là sự tin tưởng, hi vọng, kì vọng mà
  3. bản thân mình đặt vào một người hoặc một sự việc nào đó với mong muốn kết quả nhận được tốt đẹp. b. Phân tích Nếu chúng ta không tin tưởng vào những khả năng của bản thân mình và nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu mình đề ra, kéo theo đó là trì trệ sự phát triển của bản thân mình. Cuộc sống sẽ chìm trong những hoài nghi nếu con người sống không có niềm tin, niềm tin cũng là một phần quan trọng để con người vươn lên, cố gắng hoàn thành công việc, mục tiêu được đề ra. Khi con người có được niềm tin, chúng ta sẽ có sự tự tin bước đi trên con đường của mình và lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực đến mọi người. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người sống có niềm tin. d. Phản đề Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân hoặc quá nhút nhát không dám thực hiện, không dám làm những việc bản thân mình mong muốn vì sợ sai lầm. Lại có những người sống tiêu cực, không có niềm tin vào cuộc sống. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao 1. Mở bài Giới thiệu tác phẩm chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao. 2. Thân bài
  4. a. Con người Huấn Cao Huấn Cao là một nhà nho cuối mùa bất đắc chí, nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp. Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ. Là một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình; một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục. Không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông. b. Khi bị bắt vào ngục Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc. Khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý, thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Cảnh cho chữ: giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực. → Không khí trang nghiêm và linh thiêng. Giá trị của nhân phẩm và cái đẹp đã vượt qua ranh giới và trở nên bất tử, không phân biệt sang hèn mà cùng chung chí hướng về thiên lương, về đạo đức và về cái đẹp. → Hình tượng nhân vật Huấn Cao được làm nổi bật qua nhiều chi tiết khác nhau và nổi bật nhất là ở cảnh cho chữ. 3. Kết bài Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.