Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 4 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?

doc 5 trang Yến Phương 21/02/2023 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 4 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_4_nam_hoc_2021_2022_co.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 4 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay. Câu 2 (5đ): Phân tích "tiếng chửi của Chí Phèo" trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
  2. Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận. Câu 2 (0,75đ): Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong. Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh. Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn. Câu 4 (1đ): Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào không gian nhất định, không hòa nhập với thế giới bên ngoài, không khám phá được những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống Ngoài ra, học sinh có thể tự sáng tạo thêm ý kiến của mình. Giáo viên xem xét hợp lí vẫn tính điểm. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Dàn ý Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay. 2. Thân bài
  3. a. Giải thích Vô cảm; thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. b. Phân tích Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này. c. Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản đề Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích "tiếng chửi của Chí Phèo" trong tác phẩm Chí Phèo 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo và tiếng chửi của Chí Phèo.
  4. 2. Thân bài a. Vị trí và kết cấu và nghệ thuật của tiếng chửi Tiếng chửi của Chí Phèo được đưa ngay lên đầu, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả về nhân vật Chí Phèo với tiếng chửi đầy bất mãn và đau đớn. → Mang đến cho độc giả những ấn tượng ban đầu độc đáo, cũng dần thể hiện được tài năng bậc thầy của Nam Cao trong làng viết về đề tài hiện thực trước cách mạng. Tiếng chửi có nhiều hình thái diễn đạt khác nhau: Thông qua lời dẫn truyện lạnh lùng, xót xa của tác giả; lời thuật lại đầy ngán ngẩm, thờ ơ, hờ hững của dân làng Vũ Đại; cái giọng bực tức, chất vấn, đớn đau, quằn quại khi vật lộn với bi kịch của chính bản thân Chí Phèo. Tiếng chửi ấy không chỉ giữ nguyên một trạng thái mà nó có sự tăng tiến về mặt cấp độ: Chí Phèo chửi tất cả những thứ mà hắn cho là đã làm cho cuộc đời hắn khổ sở. → Mặc dù đối tượng chửi được Chí Phèo thu ngày càng gọn lại, thế nhưng thực tế cấp độ của tiếng chửi lại tăng dần đều, càng về sau tiếng chửi của hắn càng trở nên gay gắt, cay cú và phẫn nộ, đau đớn đến cực điểm khiến người đọc có ấn tượng về nghệ thuật tăng tiến ẩn này của Nam Cao. → Tiếng chửi trong cơn say rượu thực chất lại là lúc Chí Phèo tỉnh táo, đủ để hắn nhận thức về những bi kịch cuộc đời mình. b. Nguyên nhân và ý nghĩa của tiếng chửi Bi kịch số phận: Mồ côi từ thuở lọt lòng, không cha không mẹ. Bi kịch tha hóa: Sự lương thiện tốt đẹp ấy của Chí đã bị chà đạp, tàn phá bởi sự lẳng lơ đĩ thõa của một người đàn bà, và lòng ghen tuông mù quáng của tên chồng bất lực, sợ vợ là Bá Kiến. Chí Phèo bị đổ oan, vào tù độ 7, 8 năm. Từ đó Chí Phèo bị trượt dài trên con đường tội lỗi, tha hóa nhân hình, nhân phẩm, trở thành quỷ dữ. Bi kịch bị từ chối quyền làm người: Gặp Thị Nở, khao khát một mái ấm, và trở lại làm người lương thiện nhưng bị những lời lẽ đay nghiến của bà cô làm tỉnh ngộ, lựa chọn tử tử kết thúc cuộc đời.
  5. → Chí Phèo khao khát được hòa nhập vào thế giới loài người, khao khát được giao tiếp, thế nhưng không ai nói chuyện với hắn, hắn đành chửi, chửi để mong người ta chửi lại cũng được, để chứng minh ít ra hắn vẫn là con người và người ta vẫn còn muốn đáp lại hắn. Và đến tột cùng của sự đớn đau, khi đã không còn ai chửi nhau với hắn, Chí Phèo mới thốt lên trong đau đớn rằng ai đã sinh ra cái thân hắn để hắn khổ đến thế này. 3. Kết bài Nêu cảm nhận về tiếng chửi đó.