Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 6 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
- Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hành trang lên đường
Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi:
- Khi nào con đi?
- Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.
Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói:
- Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.
Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi:
- Tại sao tín chủ lại tặng ô?
- Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?
Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng:
- Giày cỏ và ô đã đủ chưa?
- Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. - Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.
Sư thầy nói:
- Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?
Ngừng một lát, ông lại tiếp tục:
- Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…
Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói:
- Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2: Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
Câu 3: Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy?
Câu 4: Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì?
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_6_nam_hoc_2021_2022_co.doc
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 6 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hành trang lên đường Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: - Khi nào con đi? - Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường. Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: - Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con. Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi: - Tại sao tín chủ lại tặng ô? - Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô? Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: - Giày cỏ và ô đã đủ chưa? - Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. - Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được. Sư thầy nói:
- - Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao? Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: - Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: - Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ. Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện. Câu 2: Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao? Câu 3: Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy? Câu 4: Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay. Câu 2 (5đ): Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự Câu 2: Học sinh chọn ra những chi tiết tiêu biểu để cảm nhận: chi tiết chú tiểu được tặng giày, tặng ô; chi tiết sư thầy kêu gọi quyên góp đồ tặng chú tiểu; chi tiết chú tiểu vội vã lên đường. Giải thích tại sao lại chọn chi tiết đó.
- Câu 3: Hành động của sư thầy không chỉ giúp chú tiểu quyên góp được món đồ mình muốn mà đó còn là bài học sư thầy dạy cho chú tiểu: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa. Câu 4: Câu chuyện mang đến cho chúng ta bài học: Những vật ngoài thân không quyết định đến thành công của chúng ta. Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay. 2. Thân bài a. Giải thích Ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, tránh sự xâm lược của kẻ thù và sẵn sàng đứng lên khi đất nước cần. b. Phân tích Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
- Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. c. Liên hệ bản thân Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình của tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, d. Phản đề Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thạch Lam, truyện ngắn Hai đứa trẻ và cảnh đợi tàu. 2. Thân bài a. Lí do đợi tàu của hai chị em Liên Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng. Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya nhưng thực chất là để thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày. b. Hai chị em trước khi tàu đến An: mi mắt sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dặn chị gọi mình dậy.
- Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi → Niềm mong ngóng, chờ đợi, háo hức Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã, lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp. An “nhỏm dậy”, “lấy tay dụi mắt” cho tỉnh hẳn → hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương. ⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày. c. Hai chị em khi tàu đến Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua. Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”, một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của mình. Câu hỏi/cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” cho thấy ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu. Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống. Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại. → Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thế giới mới tốt hơn, sáng hơn, rực rỡ, vui tươi hơn cuộc sống thường ngày d. Hai chị em khi tàu đi Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng. Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt. Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên.
- ⇒ Miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị Liên nói riêng và người dân phố huyện nghèo nói chung, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo. 3. Kết bài Khái quát lại bức tranh phố huyện lúc tàu đi qua và nêu cảm nghĩ.