Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 7 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
- Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?
Câu 3: Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.
Câu 4: Nêu bài học được rút ra từ văn bản.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_7_nam_hoc_2021_2022_co.doc
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 7 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát. ( ) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao. ( ) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội. (Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam). Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2: Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19? Câu 3: Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó. Câu 4: Nêu bài học được rút ra từ văn bản. II. Làm văn (7đ):
- Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. Câu 2 (5đ): Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận. Câu 2: Văn bản đã thể hiện tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, sức mạnh của dân tộc, tình người của toàn dân, toàn quân và của cả đất nước Việt Nam ta kiên quyết đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 ra xa khỏi lãnh thổ. Câu 3: Ý nghĩa của đại dịch COVID-19 đối với Việt Nam: tinh thần đoàn kết dân tộc, là sức mạnh đùm bọc, giúp đỡ nhau; là khi cả đất nước cùng nhau chung tay để không một ai ra đi vì dịch bệnh. Đó không chỉ là sức mạnh gữa con người với con người mà còn là niềm tin của cả dân tộc dành cho giai cấp lãnh đạo. Đại dịch này đã giúp sức mạnh đoàn kết dân tộc được nâng lên rất nhiều. Câu 4: Qua bài báo, không chỉ ý thức của người dân về dịch bệnh được nâng cao mà tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch cũng được củng cố. Bài báo là lời cảnh tỉnh về dịch bệnh nhưng cũng là lời động viên, khuyến khích, tuyên dương dân tộc ta vì quyết tâm chống chọi, không ai bị bỏ lại vì dịch bệnh của một đất nước còn đói nghèo khiến cả nhân loại phải ngưỡng mộ. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ):
- Dàn ý Nghị luận xã hội về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình). 2. Thân bài a. Giải thích “sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. b. Phân tích Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình. d. Phản đề Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, → những người này cần bị phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.
- Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ và dẫn dắt vào chất hiện thực, lãng mạn trong truyện ngắn. 2. Thân bài a. Chất hiện thực Tác phẩm trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn tạ: - Hình ảnh ngày tàn: tiếng trống thu không; mặt trời lặn; bóng tối nhanh chóng ngập tràn. - Hình ảnh phiên chợ tàn: người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi; hình ảnh mấy đứa trẻ con đi lại tìm tòi. Tất cả gợi sự buồn tẻ, nghèo nàn. - Hình ảnh những kiếp người tàn: Một nhóm nhân vật lặng lẽ trong bóng tối, ít nói năng, ít hành động. Ngày lao động vất vả, đêm xuống buôn bán kiếm thêm nhưng rất ế ẩm. Cuộc sống mòn mỏi, tẻ nhạt quẩn quanh trong kiếp nghèo. Tác phẩm còn là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn. b. Chất lãng mạn - Chất lãng mạn trong bức tranh thiên nhiên trong cảnh chiều tàn: Âm thanh "tiếng trống thu không", "từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều", tiếng muỗi vo ve, kéo theo một loạt các âm thanh như tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng đàn bầu, tiếng trống cầm canh → Tạo cảm giác chậm rãi, yên ắng, mang đến cảm giác buồn man mác. Màu sắc: Một nhóm nhân vật lặng lẽ trong bóng tối, ít nói năng, ít hành động. Ngày lao động vất vả, đêm xuống buôn bán kiếm thêm nhưng rất ế ẩm. Cuộc sống mòn mỏi, tẻ nhạt quẩn quanh trong kiếp nghèo.
- - Chất lãng mạn trong bức tranh tâm hồn Liên: Vẻ đẹp của một tâm hồn tinh tế nhạy cảm: "Thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn". Ngửi thấy "một thứ mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá ", nhưng trong tâm hồn Liên thì đó lại là thứ mùi quen thuộc, gắn bó vô cùng của nơi phố huyện nghèo khó mà Liên đã sinh sống suốt mấy năm. - Chất lãng mạn trong cảnh chờ tàu: Chuyến tàu ấy mang đến một thứ ánh sáng khác hẳn với những thứ ánh sáng leo lét, lốm đốm, buồn chán nơi phố huyện. Với Liên chuyến tàu đêm vừa là niềm hy vọng, vừa gợi lại cho Liên những ký ức tươi đẹp về một cuộc sống sung sướng ở thủ đô khác hẳn cái làng quê tối tăm, nghèo nàn này. - Chất lãng mạn đến từ cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu: Giọng văn đầy chất thơ, giàu tính nhạc và sự kết hợp tinh tế trong cách miêu tả, sử dụng hình ảnh. Cách hành văn chậm rãi, suy tư với màu sắc u buồn lãng mạn, làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề