Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.
Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình.
Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần hợp tác để thành công trong cuộc sống
Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_8_nam_hoc_2021_2022_co.doc
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 8 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)
- Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội. Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần hợp tác để thành công trong cuộc sống Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1: Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng. Các yếu tố tạo nên cơ hội là không lười biếng và phải dũng cảm. Câu 2:
- Nội dung chính của đoạn văn: nêu ra những tác hại của việc lười biếng, thuyết phục con người nên dũng cảm, không lười biếng để tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu 3: Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: - Nêu ra tác hại của sự lười biếng đối với bản thân. - Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng cảm. - Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để có thể nắm bắt được mọi cơ hội. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần hợp tác để thành công 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận xã hội về ý nghĩa của sự hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. 2. Thân bài a. Giải thích Hợp tác: cùng nhau trao đổi, tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp cho tập thể, tổ chức của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Sự hợp tác ăn ý là yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên thành công của tập thể. b. Phân tích Nếu cùng trong một tập thể mà mỗi người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, không màng đến lợi ích chung cũng như cô lập, không hợp tác với các thành viên khác, chúng ta sẽ tự tách mình khỏi tổ chức và khó có được thành công.
- Sự hợp tác, đoàn kết là sức mạnh cốt lõi để một tập thể đạt được thành tựu. Mỗi người trong tổ chức sẽ có nhiệm vụ, chức năng khác nhau, cùng nhau hướng về kết quả. Sự hợp tác không chỉ giúp tập thể có được thành công mà nó còn thể hiện bản lĩnh, nhân cách của con người thông qua việc chúng ta giao tiếp, đối xử với mọi người. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về việc hợp tác, đoàn kết của con người dẫn đến thành công. d. Phản đề Trong cuộc sống còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác trong quá trình làm việc dẫn đến tự cô lập bản thân, không thể hòa nhập được với mọi người. Những người này khó có thể đạt được thành công trong cuộc sống. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự hợp tác trong quá trình thực hiện công việc, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam 1. Mở Bài Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ và dẫn dắt vào nhân vật Liên. 2. Thân Bài Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn: Cảm thấy lòng buồn man mác trước cảnh chiều tàn, bóng tối dần phủ lên trên tất cả. Ngửi thấy mùi âm ẩm bốc lên nhưng lại cảm thấy quen thuộc, gần gũi và yêu thương. Tâm trạng của Liên trước những mảnh đời tàn: Xót thương, tội nghiệp, bất lực vì không thể giúp đỡ những đứa trẻ bới rác. Yêu thương, quan tâm, ân cần, ái ngại,
- thương cảm trước gia cảnh bần hàn, cơ cực của mẹ con chị Tí. Thông cảm, thấu hiểu nhưng vẫn có chút sợ sệt đối với bà cụ Thi. Tâm trạng của Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm: Hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ của thuở ấu thơ, lúc gia đình còn khá giả, nhớ mãi ánh đèn điện của Hà Nội. Trước cảnh tịch mịch, ánh sáng chập chờn, âm thanh rời rạc, thưa thớt Liên luôn có một cảm giác mơ hồ khó hiểu. Liên lặng lẽ quay trở lại thực tại tàn khốc, cuộc sống vẫn bế tắc và tối tăm với sự hụt hẫng khi chuyến tàu mất hút giữa đêm tối. 3. Kết Bài Khái quát lại nhân vật Liên và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.