Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 9 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…

…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).

Câu 1: Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 2: Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 3: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

doc 4 trang Yến Phương 21/02/2023 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 9 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_de_9_nam_hoc_2021_2022_co.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 9 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn giải)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2021 - 2022 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.” (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015). Câu 1: Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào? Câu 2: Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”? Câu 3: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Nghị luận về lòng nhân ái. Câu 2 (5đ): Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1:
  2. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”. Câu 2: Lòng nhân ái rất cần trong đời sống vì đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Câu 3: Học sinh lựa chọn thông điệp phù hợp với bản thân mình và lí giải lí do vì sao lựa chọn thông điệp đó một cách hợp lí nhất. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận về lòng nhân ái 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái. (Một trong những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam ta chính là lòng nhân ái). 2. Thân bài a. Giải thích Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. b. Phân tích Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
  3. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình. d. Phản đề Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù. 2. Thân bài a. Nhân vật Huấn Cao Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa có tài viết chữ nhanh, đẹp mang hoài bão tung hoành của một đời người → Chữ viết ông Huấn trở thành những bức tranh nghệ thuật và là khao khát của những người say mê cái đẹp Huấn Cao là một người khí phách phi thường: chúc thang gông xuống đất: dứt khoát, không e dè. Thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục và coi nó là việc làm trong lúc bình sinh; tỏ thái độ kinh bạc viên quản ngục "ngươi hỏi ta muốn gì đây nữa" Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng: trên đời không sợ quyền thế, tiền bạc, chỉ sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ. → Sự hòa hợp giữa tài năng khí phách, thiên lương khiến Huấn Cao trở thành biểu tượng rực rỡ của cái đẹp
  4. b. Hiệu quả của bút pháp lãng mạn Tạo nên nội dung mới lạ, nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm. Khắc họa hình tượng nghệ thuật, bộc lộ thông điệp dù thực tại có tăm tối tàn bạo đến đâu cũng không thể tiêu diệt cái đẹp, cái đẹp bất khả chiến bại → Niềm tin mãnh liệt về một lối sống, một nhân cách,một mẫu người. Nghệ thuật kể chuyện, kết cấu tình tiết, lời thoại độc đáo khắc họa nhân vật điển hình độc đáo. 3. Kết bài Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân