Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Hội (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: 
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để 
vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều 
đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ 
từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua. 
... (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích 
lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. 
Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ 
hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng 
được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội 
cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn. 
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có 
thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới 
hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng 
dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng 
cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm. 
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014) 
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận 
đó. 
Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu?
pdf 13 trang Yến Phương 22/02/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Hội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Hội (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT GIA HỘI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua. (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn. (3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm. (Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận đó. Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
  2. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Đọc - hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: - Thao tác lập luận so sánh - Tác dụng: + Giúp người đọc dễ hình dung hơn về những khó khăn của thời điểm dân số già đối với một đất nước, đặc biệt là đất nước đang phát triển. + Từ đó, mỗi người có nhận thức và hành động đúng để Việt Nam không bị già trước khi giàu. Câu 3: - Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu: + Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách, biết tiết kiệm tài nguyên. + Tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Phần 2: Làm văn 1. Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương hay Tú Mỡ, là một trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước. - Giới thiệu về bài thơ "Thương vợ". - Giới thiệu hình ảnh bà Tú 2. Thân bài: a. Hình ảnh bà Tú * Hai câu thực: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng” - Công việc: buôn bán
  3. - Thời gian: quanh năm=> từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không có một ngày được nghỉ ngơi. - Địa điểm: mom sông ( phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán)=> hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống. - “Nuôi đủ năm con với một chồng”: Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. + Cách đếm con, chồng => ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, còn người chồng đang phải “ăn lương vợ” => Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. * Hai câu đề: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” - Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, cực khổ, của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông.” + Eo sèo: là từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu => gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước” + Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. + “Buổi đò đông” hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". + Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được để “nuôi đủ năm con với một chồng” phải lặn lội trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt trong thời buổi khó khăn. * Hai câu luận “Một duyên hai nợ, âu đành phận,
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Năm nắng, mười mưa dám quản công.” - Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt: + “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. + “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. + Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một hai năm mười làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. + “Âu đành phận”, “dám quản công” giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. => Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. b. Nỗi lòng của tác giả - Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.” + Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp. => Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi. b. Nghệ thuật - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo. 3. Kết bài:
  5. - Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ. ĐỀ SỐ 2 Phần 1: Đọc - Hiểu (4.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” Câu 3: Tác giả thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn? Câu 4: Từ bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn (8-12 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của học sinh hiện nay với đất nước. Phần 2: Làm văn (6,0 điểm) Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu chạy qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật: + Hoán dụ: có tuổi hai mươi gợi tuổi trẻ, phần đời sôi nổi, nhiệt huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người. + Ẩn dụ: sóng nước: chỉ sự hóa thân của những người lính đã hi sinh; bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ Quốc → ca ngợi ý nghĩa sự hi sinh của những người lính với dân tộc.
  6. - Tác dụng: Bài thơ gợi hình, gợi cảm, gợi sự xúc động với người đọc. Câu 3: - Thể hiện sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh. - Ca ngợi sự cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng tuổi hai mươi của họ sẽ bất tử cùng Tổ Quốc. Câu 4: * Gợi ý: - Trách nhiệm của học sinh thanh niên hiện nay với đất nước: + Sống, học tập và cống hiến cho đất nước + Rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức, bồi đắp lòng yêu nước + Trách nhiệm nghĩa vụ với đất nước phải gắn liền với những việc làm thiết thực, ý nghĩa + Quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. Phần II: Làm văn 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. Phân tích * Không gian phố huyện lúc đêm khuya: Bóng tối tối dày đặc bao trùm lên phố huyện đối lập với ánh sáng nhỏ nhoi, mong manh. Thế giới bóng tối cũng chính là cuộc sống tăm tối và tù túng đang bao phủ con người * Cuộc sống của con người nghèo khó, bấp bênh, bế tắc. Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. * Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: - Khi tàu đến: + Từ xa: sự xuất hiện của người gác ghi. Ngọn lửa xanh biếc, một làn khói bừng sáng. Tiếng còi vang lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ + Đến gần:Tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới; lố nhố những người, các cửa kính sang trọng. các toa đèn sáng trưng, sang trọng, đồng và kền lấp lánh. => Tâm trạng vui mừng, hân hoan, hạnh phúc. Chuyến tàu tới làm cho phố huyện bừng sáng. Ánh sáng và âm thanh náo nhiệt của đoàn tàu đã phá vỡ màn đêm mênh mông và tịch mịch của phố huyện.
  7. - Tàu đi qua: + Những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh khuất sau rặng tre. Phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối → Nuối tiếc, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội. => Đoàn tàu là biểu tượng về một thế giới tươi sáng và tốt đẹp hơn trong ước mơ của những người dân nơi phố huyện nghèo. * Tâm trạng của Liên: - Gần gũi với thiên nhiên, với phố huyện - Nhớ những kỉ niệm về Hà Nội - “một vùng sáng rực và lấp lánh” - Cảm thông, dõi theo cuộc sống của những mảnh đời nghèo khổ nơi phố huyện - Cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua – sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya => Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, đôn hậu. => Chờ đợi đoàn tàu trong niềm nuối tiếc về quá khứ, về Hà Nội, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa; ước mơ về một thế giới khác đi qua, rực rỡ, vui tươi, tràn đầy âm thanh và ánh sáng. * Nghệ thuật: Nghệ thuật đối lập, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu 3. Kết thúc vấn đề: Qua nhân vật Liên nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực; sự đồng cảm, trân trọng với ước mơ, khát vọng của con người. ĐỀ SỐ 3 Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Đoạn thơ mang đến cho người đọ nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Câu 2: - Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc. Câu 4: - Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang. Phần II: Làm văn 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nam Cao là cây nút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Phân tích 2.1. Giới thiệu nhân vật - Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. => Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng. - Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực: + Cày cấy thuê để kiếm sống. + Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng. + Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải => Là một người lương thiện. 2.2. Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo * Từ người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành thằng lưu manh. (+) Nguyên nhân: - Do Bá Kiến: ghen -> đẩy Chí Phèo vào tù. - Do nhà tù đã nhào nặn, tha hóa Chí -> Xã hội phi lí, bất công, ngang trái. (+) Biểu hiện: - Nhân hình: + Gương mặt: Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm + Trang phục: Mặc áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm - Nhân tính: + Uống rượu đến say khướt. + Chửi bới. + Đánh nhau. + Ăn vạ
  10. + Liều lĩnh, thách thức. -> Thằng lưu manh hung hăng, liều lĩnh. * Bị tha hóa từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. (+) Nguyên nhân: - Do sự khôn ngoan, gian xảo của Bá Kiến. - Do sự khờ khạo, u mê của Chí Phèo. (+) Biểu hiện: - Nhân hình: biến thành mặt một con vật lạ. - Nhân tính: + Triền miên trong những cơn say -> làm bất cứ cái gì mà người ta sai -> gây tội ác. + Đoạn văn mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi ” -> sự phẫn uất, cô độc cùng cực của Chí Phèo. 3. Tổng kết - Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 – 1945. - Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp. ĐỀ SỐ 4 Phần 1. Đọc - hiểu (3.0 điểm) Đọc và trả lời những câu hỏi sau: Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau, Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình” (Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên, Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3: Quan đoạn trích trên, anh/chị thấy phẩm chất cần có của thanh niên là gì? Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 dòng) trình bày ý kiến của mình. Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn văn sau: Khá thương thay! Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I. Đọc - hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận Câu 2: - Nội dung chính: Bàn luận về vấn đề thanh niên cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức trong xã hội hiện nay.
  12. Câu 3: - Học sinh có thể lựa chọn những phẩm chất khác nhau song cần đưa ra lí lẽ thuyết phục, hợp lí: kính trên nhường dưới, thương quý nhân dân, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu Phần II. Làm văn 1. Mở bài: - Về tác giả, Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn lớn, là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước thế kỷ XIX. - Về tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bức tượng đài bi tráng về người anh hùng nghĩa sĩ tuy thất bại nhưng vẫn hiên ngang bất khuất. - Giới thiệu về đoạn trích, nội dung khắc họa vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh công đồn. 2. Thân bài * Khái quát bối cảnh thời đại và quá trình chuyển hóa của hình tượng người nông dân trở thành nghĩa sĩ: Bối cảnh thời đại: diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. "Súng giặc đất rền – Lòng dân trời tỏ". * Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ: - Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng - Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác - Họ đã trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước. ⇒ Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp. * Phân tích đoạn trích để làm nổi rõ vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải: - Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ - Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc - Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. ⇒ Tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời. ⇒ Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng ⇒ xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình. - Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.
  13. ⇒ Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường. * Bình luận - đánh giá - Người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hiện lên bằng tất cả những gì chân chất, giản dị nhất mà họ có nhưng họ vô cùng kiên quyết, dũng cảm khi đứng trước kẻ thù. - Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài về người anh hùng nghĩa sĩ bằng những nét vẽ mộc mạc, giản dị, gần gũi nhưng tương xứng với những phẩm chất ngoài đời của họ. 3. Kết luận. - Nêu nhận xét, khẳng định vấn đề. - Mở rộng vấn đề bằng bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.