Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thủ Thiêm (Có đáp án)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: 
“....Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam ... là thằng “con nhà người 
ta” 
Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, 
đi lao động....” (Nói chung là ngoan!) 
“Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là 
ngoan!) 
“Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán 
nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi....” (Nói chung là vô cùng ngoan) 
Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không 
so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ?.... Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh 
thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương 
đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà. 
Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác 
nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau.... 
Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con 
mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng 
không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, 
kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này....” 
Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy! 
(Trích “Con nghĩ đi, mẹ không biết!” - Nhà báo Thu Hà - NXB Văn Học, 2016) 
Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên? (nhận 
biết)

Câu 2: (1.0 điểm) Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như 
thế nào? (thông hiểu) 
Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị có tán đồng với sự so sánh của các bậc cha mẹ đó không? Vì sao? (thông hiểu)

pdf 19 trang Yến Phương 22/02/2023 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thủ Thiêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thủ Thiêm (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: “ Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam là thằng “con nhà người ta” Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động ” (Nói chung là ngoan!) “Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là ngoan!) “Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi ” (Nói chung là vô cùng ngoan) Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ? Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà. Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này ” Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy! (Trích “Con nghĩ đi, mẹ không biết!” - Nhà báo Thu Hà - NXB Văn Học, 2016) Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên? (nhận biết)
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2: (1.0 điểm) Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như thế nào? (thông hiểu) Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị có tán đồng với sự so sánh của các bậc cha mẹ đó không? Vì sao? (thông hiểu) II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản đọc - hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm. Cha mẹ “Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi” Câu 2 (5.0 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn “Chữ người tử từ” của nhà văn Nguyễn Tuân, anh/chị hãy lí giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm lại là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: phương thức nghị luận Câu 2: - Đối tượng: “con nhà người ta”, bố mẹ ngày xưa. - Các bậc cha mẹ thường so sánh con mình thua kém về mọi mặt so với “con nhà người ta” và bố mẹ ngày xưa. Câu 3: - Không tán đồng. - Vì: + Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau bởi vậy mà không thể đánh đồng ai cũng như ai và mặc định so sánh con mình với “con nhà người ta” và so sánh con mình với thời đại của bố mẹ ngày xưa được. + Việc so sánh trên gây nên những áp lực cho trẻ và ảnh hưởng xấu đến tâm lí và sự phát triển của trẻ II. LÀM VĂN Câu 1:
  3. * Bình luận - Đây là một nhận định đúng. - Vì mỗi cá thể khác nhau về hoàn cảnh, xuất thân, thời đại, (dẫn chứng) - Sự phát triển của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng của người đó mà còn ở những yếu tố khách quan: + Một gia đình khó khăn không thể đem so sánh với một gia đình giàu có. Các em sống trong gia đình giàu có có nhiều điều kiện để phát triển hơn. + Thời đại bây giờ không thể so sánh với thời đại ngày xưa. Bây giờ, công nghệ phát triển, các em có nhiều điều kiện tiếp cận đồng thời đó cũng là những cám dỗ thách thức các em. + Đứa trẻ này cũng không thể so sánh với đứa trẻ khác về sự thông minh bởi gene từ bố mẹ của chúng là khác nhau. Và mỗi người có một khả năng, một tính cách riêng nên chúng ta không thể đánh đồng tất cả. - Mỗi người là một cá thể khác nhau, những điểm mạnh điểm yếu khác nhau bởi vậy không nên so sánh. - Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước con em của mình để có được sự phát triển và khuyến khích các em về lâu dài. * Phản đề: - Nói như vậy không có nghĩa là ủng hộ những bạn chưa biết cố gắng. - Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin của một số bạn trẻ. * Bài học nhận thức và hành động - Cần phải có cái nhìn khách quan, bao quát đối với từng đối tượng để các em có thể phát triển tốt hơn. - Học sinh cần ra sức rèn luyện, trau dồi, phát triển bản thân để chứng minh khả năng riêng của mình với mọi người. Câu 2: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. - Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.
  4. TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: “ Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam là thằng “con nhà người ta” Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động ” (Nói chung là ngoan!) “Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là ngoan!) “Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi ” (Nói chung là vô cùng ngoan) Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ? Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà. Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này ” Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy! (Trích “Con nghĩ đi, mẹ không biết!” - Nhà báo Thu Hà - NXB Văn Học, 2016) Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên? (nhận biết)