Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay 
chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân 
chuột, phân gián. 
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái 
đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi 
mắt lia lịa. 
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên 
mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh 
dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề 
xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: 
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa 
trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con 
người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi 
bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ 
đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời 
lương thiện đi. 
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. 
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. 
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm 
cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. 
(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một, trang 113 – 114, NXBGD, 2009)

Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên.

Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ “thiên lương” trong đoạn văn bản trên 
có nghĩa là gì? 
Câu 3. Em hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng từ đoạn văn trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để có thể giữ 
được bản tính tốt của con người. 

pdf 17 trang Yến Phương 22/02/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. (Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một, trang 113 – 114, NXBGD, 2009) Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên.
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ “thiên lương” trong đoạn văn bản trên có nghĩa là gì? Câu 3. Em hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng từ đoạn văn trên. Câu 4. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để có thể giữ được bản tính tốt của con người. II. Làm văn (6,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I. Đọc hiểu Câu 1 Tác giả miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ và khuyên quản ngục tìm chốn khác ở để giữ thiên lương và thờ cái đẹp. Câu 2 - Phương thức tự sự - Nghĩa của từ Thiên lương : bản chất tốt của con người do trời phú cho. Câu 3 - Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích văn bản: + Dù trong hoàn cảnh nào thì cái đẹp vẫn mang sức sống tiềm tàng. Nó có thể hình thành và ra đời trong môi trường cái xấu, cái ác. Nhưng không vì thế mà nó lụi tàn. + Gốc của cái đẹp chính là thiên lương. Muốn thưởng thức cái đẹp phải giữ cho thiên lương lành vững. + Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Đó là sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái Đẹp, cái Thiện. Câu 4 a. Về kĩ năng: HS phải viết đoạn văn có đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Tránh mắc những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt. b. Về kiến thức: các em trình bày được ít nhất hai giải pháp - Chọn môi trường lành mạnh để học tập, vui chơi, giải trí.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực trong cuộc sống. - Xây dựng mục tiêu, ước mơ, lý tưởng riêng để không ngừng phấn đấu trong học tập và cuộc sống Phần II. Làm văn 1. Yêu cầu về kĩ năng - HS xác định đúng thể loại bài viết: Nghị luận về một phương diện trong một tác phẩm văn xuôi. - Hành văn lưu loát, diễn đạt chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, hào hùng. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo, sâu sắc. 2. Yêu cầu về kiến thức HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau: a. Mở bài - Giới thiệu khái quát về Nam Cao. - Hoàn cảnh, xuất xứ của "Chí Phèo". - “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm. b. Thân bài * Giải thích khái niệm: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người. * Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo”: Trong tác phẩm "Chí Phèo", Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn - Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó. - Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.
  4. TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. (Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một, trang 113 – 114, NXBGD, 2009) Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên.