Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 3 (Có đáp án)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn.

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:

...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”

Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?

docx 3 trang Yến Phương 15/03/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_3_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. (Đề 3) Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn. Phần II. Làm văn (6 điểm) Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết: “ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua ” Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên? Đáp án Phần I: Đọc hiểu (4đ) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn” Câu 2: Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó. Câu 3
  2. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. Phần II: Làm văn (6đ) Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nêu vị trí chi tiết “ cái lò gạch bỏ không” là một ám ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam Cao - Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm triết lý của nhà văn (Dẫn chứng- Phân tích) - Nếu không thay đổi thực tại, sẽ tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát của con người, sẽ có một Chí Phèo con ra đời, thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang (Dẫn chứng- Phân tích) - Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn. (Dẫn chứng- Phân tích) - Cái chết của Chí Phèo: bi kịch bị đẩy đến đường cùng của con người, phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Đó là kết cục tất yếu cho những con người muốn làm lại cuộc đời như Chí Phèo. (Dẫn chứng- Phân tích) Kết bài: Đánh giá chung: - Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo + Không né tránh những mặt xấu của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả + Miêu tả c/s con người lưu manh, tha hóa, nhà văn luôn có cái nhìn đau đáu, lo lắng và day dứt cho số phận con người + Cố gắng tìm ra “con người trong con người”, khơi dậy những nét nhân văn, nhân bản nhất từ những con người ở đáy cùng xã hội.
  3. Hạn chế: Cái chết của Chí Phèo là sự bế tắc, quẩn quanh đến cùng cực, nhà văn chưa tìm ra lối thoát trước hiện thực tăm tối.